Bài vè lở làng Bát Tràng
Tác giả của bài thơ này là cụ Cửu Cung. Cụ sáng tác bài thơ khi xảy ra vụ lở đất tại làng Bát Tràng năm 1942. Vào năm đó, vụ lở đất là làm lở cây đa cổ thụ và tam quan chùa Kim Trúc (ngôi chùa chính của làng Bát Tràng khi xưa còn nằm trên cửa sông Bắc Hưng Hải hiện nay)
Bài vè BÁT TRÀNG NĂM NHÂM NGỌ (1942)
Tác giả của bài thơ này là cụ Cửu Cung. Cụ sáng tác bài thơ khi xảy ra vụ lở đất tại làng Bát Tràng năm 1942. Vào năm đó, vụ lở đất là làm lở cây đa cổ thụ và tam quan chùa Kim Trúc (ngôi chùa chính của làng Bát Tràng khi xưa còn nằm trên cửa sông Bắc Hưng Hải hiện nay). Bát Tràng xưa có 1 ngôi Đình, hai ngôi đền trong đó có một ngôi đền thờ Mẫu bản hương (Đền trên và dền dưới), 2 miếu và 3 ngôi chùa (Kim Trúc, Chùa Am, chùa Bảo Minh tức chùa Âm Hồn). Năm 1958, hưởng ứng lời kêu gọi của Chính Phủ dân làng Bát Tràng đã di dời chùa Kim Trúc về vị trí ngày nay để nhường đất xây dựng công trình Đại Thủy Nông Bắc Hưng Hải lớn nhất miền Bắc Xã hội Chủ nghĩa thời bấy giờ.
Chú thích:
(1) Thư tịch cổ và văn bia tại Văn miếu Hà Nội và Huế còn ghi lại 364 người đỗ đạt từ Tam Trường trở lên trong đó có 1 Trạng nguyên, 1 Quận công và 9 Tiến sĩ.
(2) Trước năm 1945, ở Bát Tràng còn truyền tụng nhau câu "Nhiều tiền cụ đồ Trạc, nhiều bạc cụ lái Loan, nhiều vàng cụ trùm Hiến".
(3) Đình Bát Tràng nhìn ra sông Hồng, xa xa là dãy núi Ba Vì, nơi phát xuất của đức thánh Tản Viên một trong Tứ bất tử của Việt Nam.
(4) Long Đàm chính là Đầm Long Nhỡn (Ao cống ngày nay), trước kia Long Nhỡn kéo dài tới cổng chùa Am và thông với sông Hồng. Mỗi khi làng Bát Tràng có người đỗ đạt thường cưỡi thuyền rồng Vua ban về Vinh quy bái tổ. Thời xưa, Long Nhỡn chính là ranh giới phân chia giữa làng Bát Tràng và làng Giang Cao.
(5) Nhâm Ngọ: năm 1942
(6) Sông Nhị: Nhị Hà, sông Hồng.
Tác phẩm được lưu giữ và đọc lại bởi bà Phạm Thị Ngói xóm 2 thôn Bát Tràng, Xã Bát Tràng, Gia Lâm, Hà Nộiđọc lại.