Giỏ hàng

Cách chọn đồ sứ an toàn cho sức khỏe

Bộ bình trà, chén, đĩa, tô bằng sành sứ hẳn là một trong những đồ vật quen thuộc trong phòng khách, nhà bếp của mỗi gia đình. Tuy nhiên, có bao giờ bạn tự hỏi: liệu những sản phẩm đang dùng, sẽ mua có an toàn cho sức khỏe?

 Những hiểu biết không bao giờ thừa

Các bạn nội trợ ngày nay có nhiều cơ hội chọn lựa những sản phẩm vừa ý vì thị trường hàng tiêu dùng ngày càng đa dạng và phong phú. Trong đó, đồ sứ có lẽ là sản phẩm phổ thông, được nhiều người chọn lựa nhất. Đơn giản vì chúng bền, nhiều hoa văn đẹp, sang trọng, dễ sử dụng. Tuy nhiên, điều mà ít người biết đến đó là - không phải tất cả các sản phẩm bằng sứ nào trên thị trường đều tốt và an toàn cho người sử dụng. 

Trước hết cần phải phân biệt đồ sứ với các mặt hàng khác dễ gây nhầm lẫn: gốm giả sứ, bán sứ và sứ. Đồ gốm giả sứ dễ nhận biết vì men đục, nhẹ xốp, hút nước cao từ 20 - 30%. Đồ bán sứ hút nước từ 5 - 10% còn đồ sứ thường không hút nước hoặc nếu có thì dưới 3%. Để kiểm chứng điều này không khó, chỉ cần úp sản phẩm xuống, cho nước vào phần không tráng men sẽ kiểm chứng được ngay. Nếu hút nước nhanh là do xương bát nung không đủ nhiệt và sản phẩm này độ bền không cao.

Đáng quan tâm là những sản phẩm sứ có màu sắc hoa văn lộng lẫy thường rất hấp dẫn người tiêu dùng nhưng lại tiềm ẩn tạp chất chì và cadminium có khuynh hướng gây độc cho người dùng khi sử dụng lâu dài.

 Một phó giáo sư, tiến sĩ nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực hóa học cho biết, việc sử dụng men chì đối với các sản phẩm gốm sứ đã có từ nhiều thế kỷ trước. Men chì được ưa chuộng vì sử dụng đơn giản, ít tốn kém. Về nguyên lý khoa học, chì giúp hạ thấp nhiệt độ chảy của men, làm men không bị sôi, giúp khuếch tán màu được nhanh chóng, khiến lớp men bám chắc vào xương sản phẩm. Ưu điểm của men chì là cho màu sắc rực rỡ, bề mặt bóng đẹp. Nhưng men chì có nhược điểm là khả năng chống mài mòn kém nên bát đĩa tráng loại men này sau một thời gian sử dụng dễ bị mòn men. Vị này cho biết thêm, men chì nếu được pha chế đúng cách và nung ở nhiệt độ đủ cao thì ô xít chì bị khóa chặt và không có khả năng gây nhiễm độc. Ngược lại,  nếu việc pha chế hoặc nhiệt độ nung không đảm bảo thì chì có thể dễ dàng tách khỏi men hòa tan vào thức ăn và từ  đó đi vào cơ thể người. Trên thực tế, nguy cơ này rất dễ xảy ra, đặc  biệt là đối với các sản phẩm rẻ tiền, được sản xuất ở các lò thủ công vì những nơi này, quy trình thường không chuẩn.

 Nhận diện hàng sành sứ chất lượng cao

Các nhà khoa học cảnh báo, chì là kim loại nặng có khả năng tích tụ lâu dài trong cơ thể người, ít bị thải  loại, do vậy, dù lượng chì nhiễm độc từ bát đĩa trong mỗi bữa ăn là rất  nhỏ nhưng sau một thời gian dài cũng có thể gây tổn thương thần kinh, thận, biến chứng tim mạch và ảnh hưởng đến khả năng sinh sản.

Nhiều năm kinh nghiệm trong nghề, ông Vương Mạnh Hoàng (Phụ trách kinh doanh Battrang.info) cho biết để nung sứ ở nhiệt độ cao không dễ vì còn tùy thuộc vào chất lượng nguyên vật liệu. “Để sản phẩm của Bát Tràng nung được ở nhiệt độ cao đến 1.3000C, chúng tôi phải tốn kém không ít đầu tư công nghệ, chọn mua những nguyên vật liệu tốt. Hiện nay, ở châu Á, sản phẩm sứ thông thường nung 1.250 - 1.3200C. Ở Nhật: 1.340 - 1.3600C, châu u 1.360 - 1.3800C. Nên có thể nói sứ Bát Tràng không thua kém đồ sứ các nước phát triển và đảm bảo chất lượng, an toàn cho người tiêu dùng”, ông Hoàng khẳng định.

Nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực này, ông Vương Mạnh Hoàng tư vấn, người tiêu dùng có thể dùng muối, dấm (đậm đặc) hoặc chanh chà xát nhiều lần vào những chỗ có hoa văn để trong vòng 24 giờ xem màu sắc có thay đổi không. Để kiểm tra nhiệt độ nung có thể dùng vật dụng gõ vào sản phẩm, nếu tiếng kêu trong, ngân vang, gần với kim loại là đồ tốt; nếu tiếng kêu đục, nặng thì nhiệt độ nung thấp. “Đơn giản nhất là dùng tay sờ vào hoa văn, hàng an toàn cho sức khỏe thì hoa văn chìm dưới men, sờ vào không cộm, không nhám".

Facebook Youtube Top