Giỏ hàng

Chơi gốm Nhật ở Sài Gòn

 Gốm Nhật từng bị xem là chỉ dành cho giới “nhà giàu” vì mức giá ngất ngưỡng. Nhưng khoảng một năm trở lại đây, người Sài Gòn đã dần quen thuộc với món chơi này ở mức giá bình dân. 

Gốm Nhật từng bị xem là chỉ dành cho giới “nhà giàu” vì mức giá ngất ngưỡng. Nhưng khoảng một năm trở lại đây, người Sài Gòn đã dần quen thuộc với món chơi này ở mức giá bình dân. 

ẤM CHÉN BÁT TRÀNG IN LOGO LÀM QUÀ TẶNG ĐẸP

Mẫu ấm chén Bát Tràng in logo làm quà tặng đẹp

Mẫu ấm chén Bát Tràng in vàng kim siêu sang

Ấm chén Bát Tràng dáng chuông

Ấm chén Bát Tràng giá rẻ

Giá của một bộ ấm chén Bát Tràng 

 

 

gom su nhat ban

Đi mua gốm ở các cửa hàng “gia đình” có cảm giác được thư giãn nhiều hơn - Ảnh: Tiến Long

9g30 tối cuối tuần giữa tháng 7, căn hộ nhỏ ở khu tập thể khuất sâu trong con hẻm quận 3 vẫn nhộn nhịp người vào ra chọn lựa chén, đĩa, ly, tách được bày biện ngẫu hứng từ trên bàn đến sàn nhà, men theo lối đi, vắt vẻo trên khung cửa sổ. Dù đông khách nhưng chẳng thấy ai hối hả, tất bật vì chơi gốm Nhật vốn được xem là một thú vui thanh tao.

Tôi đi bán tranh

“Tôi không bán chén đĩa, tôi bán những bức tranh”. Đó là lời rao ngộ nghĩnh nhưng cũng rất chính xác của Tiệm Lạc Xoong, một cửa hàng bán gốm sứ Nhật tại quận 1 (19B Cao Bá Nhạ). Các loại chén đĩa được phân loại theo từng set (bộ) với đủ hoa văn, kiểu dáng, các loại men tuyết, men rạn... trông hệt như tranh vẽ. Từ tách trà đến cái tô, đĩa đựng sushi và cả các lọ đựng gia vị, tất cả đều được chọn lựa, trưng bày khéo léo, khiến người xem hàng mê mẩn như lạc vào một phòng tranh đầy sắc màu. Giá cả rất “mềm”, từ 30.000-100.000 đồng tùy sản phẩm, nên chỉ trong một ngày 90% sản phẩm đã hết sạch.

Bắt đầu từ đam mê cá nhân, đi du lịch thấy đồ gốm giá rẻ thì mua về, chị Mộc Lan lại nhận được nhiều lời hỏi han, nhờ mua giùm. Dần dần, chị mở cửa hàng này và trở thành một trong những nơi tiên phong về bán hàng gốm sứ Nhật tại Sài Gòn.

Chị cho biết: “Lúc tôi mở tiệm cách đây khoảng hai năm, ít người biết đến thị trường này, hàng hiếm nên khách săn hàng ráo riết, có khi bán được đến 10 triệu đồng/ngày. Tuy nhiên, gần đây trên mạng chắc cũng phải có đến 20-30 trang bán hàng gốm sứ, chưa kể nhiều người mua về sưu tập rồi bán lại nên lượng khách cũng phân tán nhiều”.

Tùy theo chất lượng men, màu sắc, kiểu dáng và cả tên tuổi người vẽ gốm, gốm Nhật được phân ra nhiều mức khác nhau. Tại Việt Nam, dòng gốm đang ồ ạt đổ về chủ yếu ở phân khúc trung cấp. Ngoài ra, còn có nhóm hàng second hand (đã dùng qua) hoặc hàng tồn kho của các hãng gốm sứ được đưa từ Nhật ra nước ngoài thanh lý.

 

Điều này lý giải mức giá rất dễ chịu của các mặt hàng này và ngày càng có nhiều cửa hàng xuất hiện, trong khi số người bán hiểu và thẩm định được chất lượng gốm không nhiều.

 

Bà chủ cửa hàng gốm Tùng Phương gần chợ Bà Chiểu, quận Bình Thạnh, thừa nhận: “Được bạn bè giới thiệu thì tôi lấy hàng về bán, mua theo ký chứ không phải theo sản phẩm nên thượng vàng hạ cám đủ cả. Giá cả mình tự ước chừng, nhiều khi còn không biết cái nào là hàng hiệu, hàng xịn. Có người chuyên sưu tập vào mua rồi nói lại tôi mới biết!”.

 

Bên cạnh mức giá bình dân, không gian bán hàng cũng là yếu tố thu hút người mua. Ví dụ tiệm gốm Trước Nhà nằm trong một căn gác nhỏ ngay trung tâm Sài Gòn (số 57 Nguyễn Du), hàng hóa được bày trên kệ gỗ dài, nổi bật hẳn trong ánh đèn vàng ấm cúng. Khách hàng vừa mua vừa thưởng thức những bài hát tiếng Nhật vang lên nhẹ nhàng, trầm ấm từ chiếc máy đĩa than, ngoài hiên là một khoảnh vườn xinh xắn thiết kế kiểu Nhật.

 

Còn tại tiệm Nhà Có Hai Người cũng ở quận 1 (hẻm 214 Nguyễn Văn Nguyễn, phường Tân Định), chén đĩa được bày hẳn trong căn bếp của gia chủ, giúp người mua dễ hình dung sản phẩm có thể sắp đặt như thế nào khi mua về.

 

Lê Ngọc Anh, nhân viên văn phòng, 25 tuổi, nhận xét: “Đi mua hàng ở các tiệm này có cảm giác rất thích vì toàn đến nhà của chủ tiệm, không gian gia đình ấm áp. Thật ra, đi để thư giãn nhiều hơn là mua hàng. Mặt khác, vì đây là gốm Nhật nên tôi và gia đình cũng có sự tin tưởng nhất định về chất lượng”.

 

gom su nhat ban

Khách hàng chọn mua đồ gốm ở cửa hàng Lạc Xoong - Ảnh: Quang Định

Công phu chọn hàng

 

Cũng giống như khi đi mua quần áo second hand, chọn được hàng tốt phụ thuộc nhiều vào cặp mắt tinh tế của người mua. Mua gốm Nhật phải mất thời gian lựa chọn từ 2-3 giờ, túi tiền cũng phải thủ sẵn vài triệu đồng để không bỏ lỡ cơ may nếu có đợt hàng mới. Có người còn đặt mua qua mạng, không chỉ ở Sài Gòn mà đến cả Hội An, Hà Nội...

 

Chị Ngọc Anh, 30 tuổi, cho biết: “Con mình còn nhỏ quá, đi đâu cũng bất tiện. Các tiệm gốm sứ lại có dịch vụ bán hàng qua mạng rất tốt, hình ảnh chụp đẹp đến mức cứ lên mạng là tôi không cầm lòng được, phải đặt mua ngay”.

Các bà nội trợ thường chuộng mua sản phẩm theo cả bộ cho gia đình. Người độc thân thì chọn “hàng độc”, chủ yếu mua về bày biện phục vụ sở thích nấu nướng hoặc làm quà tặng. Còn giới sành chơi gốm Nhật luôn ưu ái đặc biệt các dòng gốm “hàng hiệu” như Arita, Noritake, Double Phoenix và Hoya, hoặc chơi theo chủ đề như hoa anh đào, mai - lan - cúc - trúc, xuân - hạ - thu - đông...

Đặc biệt như chị Minh Hương có sở thích sưu tầm đồ gác đũa, có lần chi đến 2 triệu đồng mua 50 bộ gác đũa kiểu Nhật ở đợt hàng mới về.

Chị Lan Thanh, họa sĩ và là người sưu tập gốm, cho biết: “Một cái đĩa hàng Noritake tìm mua trên mạng rồi gửi về Việt Nam giá rẻ nhất cũng phải 500.000-600.000 đồng. Nếu chịu khó tìm kiếm ở các cửa hàng, có khi tìm được đĩa tương tự với giá rẻ hơn phân nửa”.

Không chỉ phụ nữ mới chuộng gốm Nhật. Chiều cuối tuần, chỉ trong vòng 30 phút, tiệm gốm Seii Chi ở quận 3 (số 179 Nguyễn Đình Chiểu) đã có bốn ông khách đến chủ yếu tìm mua bộ ly uống trà, chung rượu, bình rượu sakê...

Đang chọn mua loại đĩa to đặt trên giá để trang trí trong phòng khách, ông Vĩnh Hải, 50 tuổi, tỏ ra rất sành sỏi: “Phải xem xét kỹ lắm vì có loại mẫu do Nhật thiết kế nhưng lại làm ở Trung Quốc, không phải Nhật 100%”.

Còn ông Lê Minh Hùng, 50 tuổi, có thú chơi khá độc đáo với gốm sứ: “Trước đây tôi làm trang trí nội thất nên khi về hưu thì tự chế mấy loại đèn trang trí ở nhà, dùng gốm sứ nhấn nhá cho đẹp. Tôi chọn nhiều loại gốm, từ Bát Tràng tới Bình Dương, gốm Trung Quốc nữa, nhưng chủ yếu là gốm Nhật vì loại này hình dạng nhỏ nhắn, chi tiết tinh tế, dễ ráp vô đèn”.

Gốm Nhật không chỉ vào các cửa hàng. Các lớp học dạy cách làm gốm cũng “ăn nên làm ra”. Chiều cuối tuần, mặc cho cơn mưa nặng hạt, lớp học gốm Over Land nằm khuất sâu trong con hẻm đường Huỳnh Khương Ninh, quận 1 vẫn chật kín người, tiếng cười nói râm ran.

Khách đến học hôm nay gồm một gia đình ba mẹ con, một nam trung niên và một nhóm bạn trẻ học sinh cấp III. Tất cả đều chăm chú nặn gốm theo hướng dẫn của thầy cô. Tay xoay đều bàn đặt gốm, rồi gọt vát gốm sao cho khéo léo để ra hình vóc cái tô, cái ly, cứ thế ba giờ học làm gốm trôi qua nhanh chóng.

Cách thức làm gốm ở đây được ông chủ người Nhật học từ làng gốm Bát Tràng, nhưng dụng cụ và không gian đều mang đậm màu sắc Nhật Bản, như một cách “học làm gốm Việt theo phong cách Nhật”.

Bạn Thanh Thu, nhân viên tại lớp học, cho biết: “Lớp mở đã lâu nhưng trước giờ hầu hết là người nước ngoài. Thời gian gần đây, số lượng khách người Việt tăng vọt hẳn, không chỉ cá nhân mà các công ty cũng đăng ký cho nhân viên học để thư giãn cuối tuần.

Đa số người đến học chỉ một lần để làm sản phẩm tặng bạn bè, người thân, nhưng cũng có người đăng ký hẳn các khóa học bài bản, chuyên sâu vì rất mê gốm”. Chi phí học từ 60.000-70.000 đồng/buổi, thêm phí nung và tráng men khoảng 150.000-300.000 đồng/sản phẩm tùy kích cỡ.

Bạn Ánh Vy, sinh viên Đại học Ngoại thương TP.HCM, rất thích mua gốm Nhật nên rủ bạn bè đến đây học: “Làm rồi mới biết không dễ tí nào. Bề mặt gốm không thể đồng đều như mình thấy ở ly tách bán sẵn. Màu sắc dù đã tô đi tô lại rất nhiều lần, đến khi tráng men cũng bị phai nhạt nhiều. Có vậy mới thấy hàng gốm sứ, dù chỉ rẻ độ 20.000-30.000 đồng, phải thực hiện vô cùng công phu nên khi mua hàng mình cũng thấy nâng niu hơn”.

“Gốm Nhật bán ở Việt Nam hiện nay phần lớn có mức giá rẻ do chủ yếu được mua từ Campuchia, bên cạnh hàng cũ hoặc đã qua sử dụng. Hàng cao cấp chưa có nhiều. Nếu thật sự muốn sưu tầm thì phải tìm hiểu, tốn nhiều thời gian gom góp mới có được một bộ sưu tập đúng nghĩa.

Tuy nhiên, tôi nghĩ đây cũng là một thú vui hay vì gốm Nhật tinh tế và tỉ mỉ, đặc biệt màu sắc vô cùng nhã nhặn nên không thể không sưu tầm nếu yêu thích văn hóa Nhật.

Hiện tôi có được những bộ sưu tập gốm Nhật theo chủ đề như phong cảnh, hoa trà, hoa anh đào, các loại gốm của từng thương hiệu lớn” - chị Lê Thu Hiền, chuyên sưu tầm gốm sứ Nhật, cho biết.

Facebook Youtube Top