Giỏ hàng

Có còn tinh hoa truyền thống trong gốm Bát Tràng?

  Hiện nay đang có hiện tượng gốm Bát Tràng được sản xuất hàng loạt theo khuôn mẫu và in đề - can lên gốm theo nhu cầu khách hàng; nhiều địa phương làng xã cạnh làng cổ Bát Tràng cũng mới chuyển sang làm gốm và lấy tên thương hiệu gốm Bát Tràng khiến cho khó có thể đảm bảo được uy tín và chất lượng.

Gốm Bát Tràng là một dòng gốm Việt Nam có lịch sử gắn liền với việc hình thành làng gốm cổ Bát Tràng từ thế kỷ XIV – XV. Thời gian trôi qua đã chứng kiến nhiều giai đoạn phát triển của dòng gốm này. Trong quá trình giao lưu thông thương, gốm Bát Tràng mặc dù có chịu ảnh hưởng của một số đặc điểm gốm sứ Trung Quốc nhưng với chất đất và sự tài hoa của người Việt, gốm Bát Tràng vẫn tạo ra phong cách riêng độc đáo, đậm đà bản sắc dân tộc.

 lo loc binh bat trang

 Ngày nay, gốm Bát Tràng đã trở thành một thương hiệu nổi tiếng trên thị trường. Gốm có các đặc điểm đặc thù như: cốt gốm dày, chắc, nặng; kĩ thuật nung đạt nhiệt độ 1300 độC; có 5 loại men đặc trưng gồm men lam, men nâu, men trắng ngà, men xanh rêu, men rạn và nghệ thuật vẽ hoạ tiết mang dấu ấn của sự thăng hoa. Với các đặc điểm này, gốm Bát Tràng tiếp tục chinh phục thị trường trong và ngoài nước bằng chất lượng cũng như giá trị nghệ thuật. Người tiêu dùng có thể tìm thấy sản phẩm gốm thuộc các nhóm hàng: đồ thờ cúng, đồ gia dụng và đồ trang trí.

 

 

 

 Tuy nhiên, khi nền kinh tế thị trường tạo ra xu hướng mở cửa hội nhập, gốm Bát Tràng cũng là một trong những mặt hàng tham gia vào cuộc cạnh tranh mạnh mẽ với gốm sứ đến từ các nước khác, đặc biệt là gốm sứ Trung Quốc. Ngay trong nội địa, gốm Bát Tràng tuy đã có mặt ở rất nhiều tỉnh thành trong Nam ngoài Bắc nhưng nó vẫn chưa thực sự chiếm lĩnh thị trường.

 

 

 

 Trên nhiều sạp hàng tại các chợ, chúng ta dễ thấy có sự bày bán phổ biến các sản phẩm gốm Trung Quốc với mẫu mã đẹp mà giá cả lại phải chăng. Một bát ăn cơm nhãn hiệu Bát Tràng có giá từ 8.000-12.000đ trong khi cũng là loại sản phẩm này của Trung Quốc ta chỉ mất từ 3.000-5.000đ để có một chiếc bát tương đối bắt mắt và nhẹ tay. Sự cạnh tranh về giá cả, mẫu mã cũng xảy ra tương tự với loạt sản phẩm gia dụng còn lại như lọ hoa, bát đĩa, ấm chén…Ngoài ra, gốm sứ nghệ thuật của Trung Quốc cũng đang có nhiều hơn các cửa hàng trưng bày giới thiệu và bán sản phẩm tại Việt Nam. Tất nhiên, các loại hàng Trung Quốc phổ biến trên thị trường này không thể có độ bền cao về men hay chất gốm bằng hàng chính gốc Bát Tràng.

 

 Để tăng tính cạnh tranh và đáp ứng nhu cầu thị trường, người làm gốm Bát Tràng ngày càng cố gắng để tạo ra nhiều sản phẩm đa dạng khác nhau có mẫu mã phù hợp thị hiếu người tiêu dùng. Bên cạnh các sản phẩm truyền thống, tại chợ gốm cổ Bát Tràng đã có bày bán rất nhiều đồ gốm gia dụng và gốm trang trí nhiều màu sắc bắt mắt với các sản phẩm sơn mài trên gốm, tranh gốm, chuông gió, các hình con vật, đồ chơi bằng gốm…Đặc điểm của men gốm đã có những thay đổi, theo chú Ngãi - một nghệ nhân làng gốm cổ Bát Tràng cho biết: Men gốm hiện nay có độ dày và trong tạo độ sâu, bóng hơn men gốm của khoảng 20 năm trước rất nhiều. Thêm nữa, các cơ sở sản xuất kinh doanh gốm cũng nhận sản xuất theo đơn đặt hàng của khách đến từ mọi nơi.

 

 Hướng đi mới của gốm Bát Tràng như trên tạo điều kiện thúc đẩy sức tiêu thụ của thị trường song cũng dẫn đến một vài vấn đề thiếu tích cực như mẫu mã bị trùng lặp với hàng Trung Quốc, xuất hiện hiện tượng sản xuất hàng loạt theo khuôn mẫu và in đề - can lên gốm theo nhu cầu khách hàng, nhiều địa phương làng xã cạnh làng cổ Bát Tràng cũng mới chuyển sang làm gốm và lấy tên thương hiệu gốm Bát Tràng khiến cho khó có thể đảm bảo được uy tín và chất lượng…hiện tượng sản xuất hàng loạt theo khuôn mẫu và in đề - can lên gốm theo nhu cầu khách hàng, nhiều địa phương làng xã cạnh làng cổ Bát Tràng cũng mới chuyển sang làm gốm và lấy tên thương hiệu gốm Bát Tràng khiến cho khó có thể đảm bảo được uy tín và chất lượng…Và một câu hỏi đặt ra là: Liệu gốm Bát Tràng có giữ vững được giá trị tinh hoa của sản phẩm thủ công cổ truyền hay không?

Facebook Youtube Top