Đi chơi Bát Tràng thôi.. Lãng đãng Bát Tràng
31/08/2015
Bài viết của một người dân nơi khác đến Bát Tràng chơi và phát biểu cảm nghĩ, cuộc sống cũng muôn màu và mỗi người có một góc nhìn khác nhau. Battrang.info đăng lại bài viết để các bạn có một góc nhìn khác về Bát Tràng.
Bài viết của một người dân nơi khác đến Bát Tràng chơi và phát biểu cảm nghĩ, cuộc sống cũng muôn màu và mỗi người có một góc nhìn khác nhau. Battrang.info đăng lại bài viết để các bạn có một góc nhìn khác về Bát Tràng.
-> Du lịch Bát Tràng ( xem chi tiết )
Bảy năm trước, mình đơn giản nghĩ: " Bát Tràng cũng không xa lắm đâu, lên xe là tới mà". Thế mà ba năm sau mới qua đó được.
Chuyến cố định tới Bát Tràng là chuyến 47 tại trung chuyển Long Biên. Bạn có thể đi bằng xe máy hoặc các phương tiện khác, miễn ở làng có chỗ đỗ.--Phải ghi lại vài điều này trước khi quên mất đầu óc của mình rồi chìm vào giấc ngủ.
Quên đi hết.
1. Tại làng gốm có dịch vụ sân chơi gốm cho du khách nặn, tô gốm.
Khi tới Bát Tràng, bạn có thể nhận lời tới sân chơi của bất kỳ nhà nào.
2. Ở chợ gốm Bát Tràng, chỉ có một nhà bán đồ gốm Trung Quốc. Còn lại là gốm Bát Tràng.
2"". Người dân làng Bát Tràng lịch sự. Không mua cũng không khó chịu, không quát, đuổi vía. Trong chợ thỉnh thoảng có người sẽ trưng bán loại gốm có màu men rất đặc biệt. Số lượng có hạn, yêu cầu nghía kỹ.
3. Học làm gốm rất mất thời gian.
Một đứa trẻ sinh ra và muốn làm gốm cần được học từ tiểu học. Dưới sự hướng dẫn của nghệ nhân đời trước, chúng cần 1 năm học thao tác đơn giản nhất, nặn một khuôn cốc đơn giản cao tầm 11 cm mất 4 năm. Thời gian càng lâu, tuổi nghệ càng cao, thợ càng được trọng dụng. Không có thợ nào giỏi tất cả công đoạn, mà chỉ có những người thợ rất giỏi ở một công đoạn. Thậm chí chưa qua trường lớp mỹ thuật nào, cũng có thợ vẽ rất giỏi.
4. Làng có rất nhiều nghệ nhân. Nhưng người được Chủ tịch nước phong tặng danh hiệu " Nghệ nhân " thì mới có một. Người này không bao giờ ra giá món đồ bạn muốn đặt làm. Nhưng người này làm không giỏi, không đẹp bằng các thợ khác.Nếu bạn không có nhiều tiền mà vẫn muốn chơi gốm (hoặc thật quý tinh thần gốm thủ công), bạn có thể đọc tiếp một số điều dười đây
5. Chủ xưởng có thể không hề biết làm gốm. Các thợ làm gốm khó làm chủ xưởng vì không có tiền đầu tư.
6. Phí chơi đất nặn gốm 1 ngày là 10.000 VND/người. Hầu như không có ai có thể nặn thành hình tử tế, vì vậy, có một người trong sân chơi gốm sẽ làm hộ họ các vật dụng thông thường từ gốm. Người này chính là thợ. Bạn có thể bắt gặp một trong những người thợ giỏi nhất làng Bát Tràng trong sân chơi.Các sản phẩm gốm trên sau khi nung sấy lấy giá 20.000VND/sp.
Thời gian nung sấy gần một tiếng.
Bạn nên đặt làm gốm, trong thời gian đợi nung sấy thì đi quanh làng, sau một tiếng thì về lấy thành phẩm.Sản phẩm mang tính lưu niệm, các bạn có thể vẽ màu lên sản phẩm, nhưng đừng động mạnh. Gốm đó chưa tráng men, không cứng được.Sau khi bạn tô vẽ lên gốm (cũng có cả tượng thạch cao), người hướng dẫn cho bạn có dịch vụ sơn bóng sản phẩm (để giữ màu vẽ) với giá 5.000đ/sp (Khéo nói có thể miễn phí. Mua 2 sp tặng 1).
6"". Chiếc lọ nhỏ của mình đã vỡ. Mình cố chấp định dùng keo 502 gắn lại.
7. Mình có may mắn gặp được một người thợ trẻ lành nghề. Năm nay anh 23 tuổi. Anh nằm trong số ~ 5% số thanh niên làng không bỏ nghề đi chơi, hoặc anh đã chơi bời nhưng vẫn giữ nghề tốt hơn hẳn bạn. Đồng lứa, anh là người giỏi nhất về khắc và sơn mài trên gốm, đồng thời cũng là người đầu tiên đề xuất ý tưởng làm sơn mài trên gốm trong làng.
8. Anh hứa giới thiệu mình với những người thầy nghệ nhân giỏi vì mình nhu cầu đặt đồ gốm thủ công. Anh thuộc hàng ngũ thợ chưa có điều kiện làm chủ tài năng của mình. Anh không hiểu tài năng của anh (học rất nhanh và được những người giỏi nhất làng chỉ dạy, khởi xưởng nhiều mẫu mã mới trong lành) là một loại khan hiếm như vàng trong tương lai.
8". Các bạn có nhu cầu đầu tư chơi gốm có thể liên hệ với mình xin số người này.
8"". Mình thích các đồ thủ công mỹ nghệ. Mình chủ trương đồ tốt thường do thợ ít danh tiếng làm. Thợ tài hoa lại thường không đường đường chính chính gặp được bạn, mà đùng một cái, ví dụ như người thợ hôm nay mình may mắn gặp. Nếu đặt thủ công, bạn có thể bỏ qua thợ kiểu này mà gặp phải ông chủ xưởng, mất một khoản phí cho hàng đặt riêng, bị khống giá, còn người thợ làm sp vẫn ăn lương bình thường chứ không thêm khoản đãi ngộ nào.Tuy vậy, chủ xưởng cũng không men sê vích gì đâu. Bạn đừng quá đề phòng, đối với làng nghề thì giá cả sản phẩm thông thường cũng rẻ.
9. Đối với thợ, nghề gốm là nghề cô đơn. Sự gắn bó trong làng gốm kém - nhà nào biết nhà nấy, ít giao thiệp vì sợ bị sao chép mẫu mã. Mỗi nhà làm gốm đều có cách thức gốm riêng biệt. (^^ - Họ sợ sao chép mẫu mã thôi. Còn khó sao thuật làm gốm lắm. Tuy thế, người không chuyên khó phân biệt sai khác do thuật làm gốm tạo ra, nên chỉ có thể đánh giá qua hình thức).
Sự cô đơn của thế hệ thợ trẻ xuất phát từ tính "tùy hứng" của nghề thủ công. Nghề làm thợ không kiếm được nhiều, mỗi mùa phải nghĩ thêm và bỏ nhiều mẫu mã, đồng thời họ cũng nhận thức được xưa gốm đắt là vì gốm chỉ làm thủ công nên nghề chơi nó mới thịnh hành - người mua ngày trước còn phải đợi, phải lùng. Nay khâu chủ đạo đòi kỹ thuật làm gốm cao như tạo hình, tráng men đã hầu như được máy hóa, nên tinh túy của nghề chỉ dồn vào một số công đoạn như vẽ, đắp chi tiết --> tâm lý chán do ít đất dụng võ.Phải có Mạnh Thường Quân mới thúc đẩy lớp thợ mới gắn kết và đi lên. Nếu không hai mươi năm nữa, bói cũng không ra một người làm tay cho bạn sản phẩm gốm chất lượng tốt. Người chơi thì vẫn sống đời, nhưng người giữ hồn gốm dễ không còn tìm được. Chẳng biết mấy cái chương trình bảo tồn văn hóa là bảo tồn cái khỉ gì mà để một làng nghề thịnh đạt rơi vào tình trạng vậy.
10. Lý do cho
9:- Làm gốm thủ công rất mất thời gian. Một ngày xoay bàn chỉ được ít thành phẩm, trong khi làm máy tới hàng nghìn thành phẩm.- Làm thủ công rất khó. Sau nhiều năm học, làm hỏng, người thợ mới tạo được lớp gốm mịn đều thành. Hơi dày hay mỏng có thể làm sản phẩm dễ nổ trong lò nung (thường nổ ở đáy sản phẩm).
Hơn nữa không chỉ kinh nghiệm mà còn là thiên bẩm. Ngoài ra giá còn tăng do men tráng. Men trộn càng phức tạp, giá càng cao. Hơn nữa, men do thợ tự nghĩ ra và đẹp thì...lại càng tùy thợ mà lên giá.Yếu tố cũng gây đắt không kém là chất lượng đất. Đất càng trắng, giá càng đắt. Sản phẩm đất gốm trắng, làm thủ công, dưới bàn tay thợ giỏi, chưa kể mạ đồng, vàng, giá có thể đến tiền triệu. Nếu là người giỏi với các công đoạn phức tạp, giá có thể tới chục triệu/1sp; 1 bộ sản phẩm.
10"". Min của giá một bộ ấm chén thủ công tại làng là 100.000đ/sp. Đất dùng làm thủ công là loại thường nhất. Nếu vậy thì thà ra chợ mua loại 75.000đ/sp gốm máy gia công thì hơn.
11. Bạn nên chuẩn bị đồ ăn nếu đi xuyên buổi. Giá đồ ăn hơi chát (xôi xéo 15.000đ/suất, xôi gà 30.000/suất..nên khảo giá trước khi vào). Tại đấy chỉ có 1 cửa hàng bán bánh rán vừng, bánh khoai. Bạn nên vào đó gọi bánh tẻ để ăn - 3.000đ/cái (chẳng hiểu vì sao bánh tẻ hàng này đắt khách). Ngoài ra còn có xúc xích, bánh sắn (đừng ăn bánh sắn, 7.000đ/cái lận). Bạn cũng phải dặn chủ hàng làm thật nóng rồi mới ăn. Hôm nay mình dính ăn phải mấy cái mới nóng một nửa. Sau khi ăn bạn uống nước chè ở hàng này. Hôm nay mình được miễn phí chè đặc.
12. Mình viết dài quá dài. Nếu chỉ đi chơi thì đây là nơi đáng đi lắm. Vừa mát mẻ, vừa an bình (trong làng lắm bão như làng anh Quềnh ở). Ngoài ra bạn còn có thể vãn cảnh đền Mẫu, chùa...đã quên tên. Thấp thoáng giữa con đường nhỏ chỉ đủ xe máy qua, cạnh nhà nối những nhà bằng vệ tường rêu xanh lét, bạn có thể thấy nhiều sản phẩm gốm đang ở các công đoạn hậu tráng men, đã vẽ xong, hoặc thành phẩm ở trong thùng.Còn nếu bạn định kiếm cái gì hối hả và nhộn nhịp thì chỗ này buồn ngủ lắm.
Làng nghề vốn là một bầu đam mê tự sinh tự diệt mà. Ngoài sản phẩm ấm chén, còn có mặt nạ gốm, vòng tay gốm, tượng người gốm, tượng Phật gốm, tranh gốm,... Đừng nên mua linh tinh mấy thứ không phải gốm. Ở chợ đêm rẻ hơn.Bạn đi cùng mình hí hửng khen " ủa chớ cái cốc này màu đẹp vậy". Hehe, hóa ra nó là cái ống tráng trà, giống hệt cái ống nhổ nước bọt của các cụ. Phải tội. Màu mè đẹp, nhưng thông dụng - tính mình khắm, không thích mua kiểu đó, chỉ tìm điều gì đấy khác lạ, ví dụ một loại men đẹp dịu dàng rất quái (đáng buồn là không tìm ra cái cốc nào có men đó, chỉ có men đó phủ trên một bộ trà tam). 13. Đi chơi làng gốm, giắt trong người vài chục cũng đủ.
Chỉ có đi xe bus 5.000đ/chặng 47 và 10.000đ/người nặn gốm cả ngày. Hầu hết du khách không dừng ở đó. Họ còn muốn mua, lấy thêm cái gì về. Giống như sưu tập chiến tích.Nếu chỉ thuần như mình nói thì không giống như đi du lịch, mà là đi bảo tồn. Không mua gì tại làng nghề, nhưng bồi thêm cho hồn mình tình yêu dân tộc và mong muốn bảo tồn nó là được rồi, chỉ cần 15.000đ/người/ngày thôi. Các bạn khi trưởng thành có điều kiện đầu tư nhiều tiền hơn để bảo tồn những thứ vô giá. Như đôi bàn tay thợ gốm không thể thô ráp, như con mắt nghệ nhân căn chỉnh dày mỏng đều đặn, như nét vẽ tài năng của những người dân chưa từng vào đại học Mỹ thuật...Người thợ làm gốm hôm nay có chút ngạc nhiên.
Anh nói từ khi vào nghề tới giờ, đây là lần đầu tiên anh nói nhiều tới mức đấy, và cởi mở về chính bản thân như vậy. Các bạn làm bài tập về làng gốm nên hỏi thợ, đừng hỏi chủ xưởng, đừng hỏi người dân làng, có thể sẽ thu được bọt nổi mà thôi. Cứ hỏi những ai làm ra gốm ấy. Bỏ xừ, mình chạnh lòng. Chỉ có thợ mới muốn nói chuyện với nhau về nghề của họ.
Những người già dễ chia sẻ cùng thợ rồi sẽ chết. Thợ già cũng chết, mà dân chơi già cũng sắp chết.Những ai yêu thợ trẻ đều sắp chết, nhưng chưa khiến anh ta sợ hãi mà muốn nói thêm vài câu. Tận sau một thập kỷ lăn lộn cùng nghề, hôm nay mới lòi ra một người trẻ khiến anh thợ mở lòng trò chuyện. Người trẻ này vô ích, không phải một Mạnh Thường Quân, cũng không biết một Mạnh Thường Quân, để ngăn vị thợ tài hoa đó từ bỏ nghề gốm.
Vậy những người trẻ hữu ích ở đâu?.