Giỏ hàng

Khái lược về gốm sứ Nhật Bản

Từ thời cổ đại với kĩ thuật thô sơ, những người thợ gốm trên quần đảo Nhật Bản đã cung cấp những sản phẩm tiện ích nhất cho nhu cầu cuộc sống lúc bấy giờ như chum, vại... Theo các kết quả nghiên cứu thì gốm đã xuất hiện tại Nhật Bản rất sớm, khoảng thiên niên kỷ thứ XIV trước công nguyên. Đồ gốm sơ kỳ ở Nhật Bản được gọi là gốm Jomon (thừng văn) vì đồ gốm thời kỳ này đều có trang trí hoa văn hình dây thừng cuốn.

 Từ thời cổ đại với kĩ thuật thô sơ, những người thợ gốm trên quần đảo Nhật Bản đã cung cấp những sản phẩm tiện ích nhất cho nhu cầu cuộc sống lúc bấy giờ như chum, vại... Theo các kết quả nghiên cứu thì gốm đã xuất hiện tại Nhật Bản rất sớm, khoảng thiên niên kỷ thứ XIV trước công nguyên. Đồ gốm sơ kỳ ở Nhật Bản được gọi là gốm Jomon (thừng văn) vì đồ gốm thời kỳ này đều có trang trí hoa văn hình dây thừng cuốn. Người ta tạo ra sản phẩm bằng cách cuộn những vòng đất sét chồng lên nhau để tạo hình, rồi vuốt phẳng bằng tay. Sau cùng mới trang trí hoa văn quấn thừng. Hình dáng phổ biến là dạng góc cạnh, đáy nhọn, có tay cầm hình đầu thú.

 

 

ẤM CHÉN BÁT TRÀNG IN LOGO LÀM QUÀ TẶNG ĐẸP

Mẫu ấm chén Bát Tràng in logo làm quà tặng đẹp

Mẫu ấm chén Bát Tràng in vàng kim siêu sang

Ấm chén Bát Tràng dáng chuông

Ấm chén Bát Tràng giá rẻ

Giá của một bộ ấm chén Bát Tràng 

 

gốm sứ arita

Đến thời Yayoi, kĩ thuật canh tác lúa và những loại đồ gốm mới góp phần quan trọng trong cuộc sống, được dùng để đựng đồ, nấu nướng và ăn uống. Gốm thời kì này cũng được nung ở nhiệt độ thấp, không tráng men. Màu chủ đạo là màu đỏ sẫm, bên cạnh đó còn có màu đỏ nhạt.

 

Khi kĩ thuật gốm từ Triều Tiên du nhập vào Nhật, người Nhật biết đến sự tồn tại của bàn xoay. Chiếc bàn xoay thô sơ đầu tiên ra đời, gốm liền mảng đã từng bước thay thế cho việc cuộn vòng đất sét. Gốm Hajibe, hay còn gọi là đồ sành được tìm thấy chủ yếu trong các gò mộ lớn, đó là những tượng đất nung không tráng men.

 

Đồ gốm Nhật Bản bắt đầu chịu ảnh hưởng của gốm sứ Trung Hoa vào thời Heian. Nhiều loại gốm men xanh nổi tiếng được du nhập vào thời này, song đồ gốm thời này không có nhiều tiến bộ mà chỉ dừng lại ở mức độ sản xuất đồ gia dụng. Khoảng giữa thế kỷ VIII, qua nhiều năm tích lũy kinh nghiệm và học hỏi, những người làm đồ gốm Nhật Bản bắt đầu biết cách tráng men, nung đất sét ở nhiệt độ tương đối thấp. Một số lớp men tráng bằng kĩ thuật này có màu xanh lục đậm. Trong quá trình áp dụng và cải tiến kĩ thuật làm đồ gốm, những người làm đồ gốm phát hiện ra kĩ thuật tráng men tro tự nhiên và áp dụng vào trong sản xuất.

 

Khi Trà đạo thịnh hành đã kéo theo đồ gốm phục vụ cho các nghi lễ trà cũng rất phát triển. Điển hình là đồ gốm Shino đã trở thành sản phẩm nổi tiếng cho vẻ đẹp giản dị với lớp men tráng dày, có vân rạn, hoa văn mộc mạc. Thời gian sau, nhiều loại gốm sứ mới ra đời như dòng gốm Raku, mang đậm ảnh hưởng của Trà đạo.

 

Cùng với sự phát triển tột bậc của kĩ thuật, bước tiến bộ vượt bậc của gốm sứ là đã chế tạo được sản phẩm nhiều màu sắc và nước men mới đạt đến độ tinh xảo rực rỡ tới mức người ta nói rằng những tiêu bản đẹp nhất về màu sắc của gốm chỉ có thể tìm thấy ở gốm sứ thời Edo của Nhật Bản(1).

 

Trong suốt thế kỉ XVII, việc buôn bán đồ sứ quan đã phát triển, cung cấp cho người Châu Âu giàu có những sản phẩm màu sắc và kì lạ để trang trí cho các lâu đài và cung điện của họ. Đồ sứ Nhật Bản lúc đầu được người Châu Âu tìm kiếm với mục đích để bù vào sự giảm sút về sản lượng đồ sứ Trung Quốc. Giữa thế kỉ XVII và đầu thế kỉ XVIII, đồ gốm sứ Trung Quốc lại lấn át, song nó đã để lại một di sản về kiểu dáng có ý nghĩa lớn lao trong lịch sử thiết kế mẫu gốm sứ của người Châu Âu, thậm chí đã xuất hiện mốt trang trí nội thất kiểu Nhật Bản. Đồ sứ Nhật Bản đã hấp dẫn người Châu Âu bởi màu sắc, kĩ thuật gia công tỉ mỉ và công phu mà họ chưa từng thấy trước đây khi ngắm nhìn nó, đã để lại cho phương Tây một cảm nhận sâu sắc về nghệ thuật thủ công truyền thống Nhật Bản.(2)

 

 Một số loại gốm sứ điển hình của Nhật Bản

 

a. Gốm sứ Arita: Tỉnh Arita là trung tâm sản xuất sứ đầu tiên và lớn nhất ở Nhật Bản. Thời kì này, sứ Arita chỉ là các sản phẩm thô sơ, nhưng sau đó, các trung tâm sản xuất sứ trắng ra đời đánh dấu một kỉ nguyên mới. Sản phẩm sứ Arita được xuất khẩu sang Châu Âu qua cảng biển Imari nên người phương Tây gọi chúng là đồ sứ Imari. Thời gian đầu các nghệ nhân chỉ chú trọng vào đồ sứ có nhuộm màu (sometuke). Cuối thế kỉ XVII, các sản phẩm trang trí bằng các hình ảnh có màu sắc khác nhau đã được sản xuất. Từ đó ở Arita có 3 dòng sứ lớn là Koimari (Imari cổ), Kakiemon (sứ sản xuất tại Kakiemon) và Nabeshima (sứ được sản xuất tại Nabeshima). Lúc này Trung Quốc (nhà Minh) đang loạn chiến nên Nhật Bản đã thay thế Trung Quốc đưa sản phẩm xuất khẩu sang Châu Âu. Sang thế kỉ XVIII (giữa thời Edo) cuộc sống của nhân dân ổn định, nhu cầu trong nước được nâng cao nên cái tên sứ Arita đã được biết đến rộng rãi. Gốm sứ Arita có những đặc trưng như sau:

 

- Sứ Imari sơ kì và Imari cổ: Giai đoạn đầu, sứ Imari nhận ảnh hưởng từ Triều Tiên nên phổ biến là các sản phẩm thô sơ. Thời gian sau nhận ảnh hưởng từ Trung Quốc, sứ Koimari đã ra đời. Các nghệ nhân đã sử dụng các họa tiết thiên về màu đỏ, nhưng sau đó đã tìm ra họa tiết riêng cho sản phẩm của mình. Dần dần có nhiều họa tiết khác như là màu vàng ánh kim, các sợi vàng được đưa vào trang trí trên các sản phẩm sứ và ngày càng được ưa chuộng.

 

- Kakiemon: Thời gian đầu sứ Kakiemon cũng nhận ảnh hưởng từ Trung Quốc, nhưng sau đã đưa các họa tiết riêng mang đặc trưng Nhật Bản vào trong sản phẩm của mình. Mầu đặc trưng của dòng sứ này là mầu trắng sữa. Các nghệ nhân đã trộn 3 loại đá để tạo ra màu trắng đặc trưng này nên khi nhìn vào các họa tiết người ta vẫn có cảm giác ấm áp. Vì thế sản phẩm này khác hoàn toàn so với sứ trắng.

 

- Nabeshima: Mầu đặc trưng của sứ Nabeshima là đỏ, vàng, xanh lục và điều khác các sản phẩm khác là hay dùng các họa tiết hay hình ảnh chìm. Dòng sứ Nabeshima có 3 phương pháp chế tác truyền thống khác nhau là Ainabeshima, Sabinebashima và Rurinabeshima.

 

Đặc trưng của sứ Imari là kĩ thuật vẽ nhiều màu làm cho hình ảnh  trên mặt sứ trắng cực kì sắc nét. Họa tiết của gốm sứ Arita có màu sắc đa dạng như đỏ, xanh, vàng thêu kim tuyến, hình hoa lá hay động vật. Sản phẩm này được đánh giá rất cao(3).

 

b. Gốm Mino: Gốm Mino có lịch sử khá lâu đời, cách đây khoảng 1300 năm được sản xuất tại tỉnh Gifu. Đầu tiên, kĩ thuật gốm Sue (một loại gốm không men) được du nhập từ Triều Tiên vào. Đầu thời Heian, một loại gốm có men gọi là Hakuji đã được nung trên cơ sở cải tiến kĩ thuật gốm Sue. Từ đó, nhiều loại gốm được sản xuất tại Nhật Bản. Từ thời Momoyama cho đến đầu thời Edo, cùng với sự phát triển của Trà đạo, nhiều sản phẩm theo ý tưởng độc đáo của các trà sư đã ra đời. Đặc trưng của gốm sứ Mino là tồn tại từ thời Muromachi đến thời Momoyama đã phát sinh ra 4 dòng sản xuất gốm nhỏ là: Kiseto, Setoguro, Shino và Oribe.

 

-            Kiseto (seto vàng): sử dụng lớp men vàng bóng và các họa tiết như cỏ cây hoa lá được vẽ lên trên bề mặt của sản phẩm.

 

-            Setoguro: là tên gọi cho sản phẩm được tráng men sắt. Nung xong, các nghệ nhân sẽ đưa sản phẩm vào ngay nước lạnh để đạt được màu đen tự nhiên.

-            Shino: Trước đây gốm Shino được biết đến với tư cách là sản phẩm tráng men trắng, hoa cỏ thiên nhiên là họa tiết chủ đạo. Gốm Shino có nhiều chủng loại, trong đó những loại không có họa tiết hoa trang trí thì được gọi là Muzishino (gốm trơn), còn sản phẩm có họa tiết trang trí được gọi là Eshino (gốm có họa tiết). Ngoài ra còn có các sản phẩm Nezumishino (shino xám bạc) và Akashino (Shino đỏ).

 

-            Oribe: Người ta biết đến gốm Oribe là loại gốm được tráng men xanh và được gọi là Aoioribe. Trên bề mặt sản phẩm một phần được tráng men xanh, phần còn lại được vẽ bằng mực có chứa thành phần ôxi sắt. Những sản phẩm được tráng hoàn toàn bằng men xanh được gọi là Souoribe. Ngoài ra, các nghệ nhân còn kết hợp 2 loại đất sét trắng và đất sét đỏ để tạo ra sản phẩm và nó được gọi là Narumioribe

Facebook Youtube Top