Giỏ hàng

Nghệ nhân Bát Tràng

Nghệ nhân Bát Tràng BTP- Danh sách các nghệ nhân làng gốm Bát Tràng, giúp các bạn có được hình dung về những người đang ngày sáng tạo thêm sản phẩm mới cho làng nghề.

I. Làng cổ Bát Tràng (Thôn Bát Tràng, xã Bát Tràng):

1. Nghệ nhân Trần Độ

Phục chế gốm cổ Thăng Long, gốm men nâu đời Trần và sáng chế nhiều bài men đẹp, độc đáo. Đây cũng là nghệ nhân nổi tiếng nhất của làng gốm Bát Tràng, lò gốm của ông đã từng được đón tiếp nhiều nhà lãnh đạo Việt Nam ghé thăm: Trần Đức Lương, Trương Mỹ Hoa, Nguyễn Phú Trọng...

2. Nghệ nhân Vương Mạnh Tuấn

Chuyên sâu về lĩnh vực phục chế gốm cổ (bình gốm men rạn truyền thống đắp nổi hoa, phù điêu theo các tích cổ...)

3. Nghệ nhân Tô Thanh Sơn

Phục chế gốm men Lam thời Nguyễn, pha chế thành công men rạn hiện đại.

4. Nghệ nhân Nguyễn Văn Hưng

Nổi tiếng với tài năng vẽ. Ông cũng là con của nghệ nhân Nguyễn Văn Cổn – một trong số ít ỏi nghệ nhân của làng gốm Bát Tràng xưa.

5. Nghệ nhân Lê Minh Châu

Chuyên sâu về các loại bình lọ hoa cỡ lớn. Con trai ông, anh Lê Minh Ngọc cho ra đời chiếc độc bình cao nhất Việt Nam (3.2 mét), chiếc lọ trên nhiều lần được trưng bày tại các cuộc triển lãm gốm sứ Bát Tràng tại Văn Miếu Hà Nội, Vân Hồ, Chợ Gốm Bát Tràng...

6. Nghệ nhân Vũ Đức Thắng:

Tốt nghiệp Đại học Mỹ Thuật công nghiệp. Chuyên về các loại men màu. Sản phẩm của ông mang tính mỹ thuật cao.

7 & 8. Nghệ nhân Nguyễn Lợi và nghệ nhân Phạm Thị Châu

Cả hai người cùng tốt nghiệp Đại học Mỹ thuật Công nghiệp Hà Nội. Đây là cặp vợ chồng duy nhất tại làng Bát Tràng mà cả hai vợ chồng đều được công nhận danh hiệu “Nghệ nhân Hà Nội”.

9. Nghệ nhân Trần Hợp:

Nổi tiếng với 2 nước men Kết tinh và Huyết dụ.

10. Nghệ nhân Nguyễn Khang:

Chuyên sâu về tranh sứ và tranh gốm. Khang Oanh là thương hiệu nổi trong thị trường tranh sứ Bát Tràng.

II. Làng Giang Cao (thôn Giang Cao, xã Bát Tràng)

1. Nghệ nhân Đào Văn Cam:

Tốt nghiệp Đại học Mỹ thuật Đông Dương xưa (nay là Mỹ thuật Yết Kiêu) Chuyên sâu về gốm giả cổ.

2. Nghệ nhân Nguyễn Ánh Dương:

Chuyên sâu về men giả đồng.

3. Nghệ nhân Lê Quang Chiến:

Hoạ sỹ, giảng viên Đại học Mỹ thuật Công nghiệp

 

Facebook Youtube Top