Giỏ hàng

Nhớ ngày Bác về thăm Bát Tràng

  Đã 55 năm trôi qua kể từ ngày Bác Hồ về thăm làng gốm Bát Tràng, nhưng các thế hệ thợ làm gốm nơi đây chưa bao giờ quên lời Bác dặn: "Bát Tràng phải làm sao trở thành một trong những làng kiểu mẫu của nước Việt Nam mới, nước Việt Nam xã hội chủ nghĩa".

 Đã 55 năm trôi qua kể từ ngày Bác Hồ về thăm làng gốm Bát Tràng, nhưng các thế hệ thợ làm gốm nơi đây chưa bao giờ quên lời Bác dặn: "Bát Tràng phải làm sao trở thành một trong những làng kiểu mẫu của nước Việt Nam mới, nước Việt Nam xã hội chủ nghĩa".

Đến Bát Tràng trong những ngày tháng 5 ý nghĩa này, tại Nhà tưởng niệm Bác Hồ, ông Phạm Huy Thanh - Trưởng tiểu ban quản lý di tích (xóm 3, làng Bát Tràng) đã kể câu chuyện về chuyến thăm của người Cha già dân tộc. Tháng 8/1958, T.Ư Đảng và Chính phủ quyết định đào sông Bắc Hưng Hải nhằm phục vụ tưới tiêu cho 3 tỉnh Bắc Ninh, Hưng Yên, Hải Dương. Một nửa thôn Bát Tràng đã không ngần ngại hiến 200 ngôi nhà cổ, các lò nung gốm, các cơ sở sản xuất cha ông để lại từ hàng trăm năm trước. Ngày 20/2/1959, khi ngôi làng mới vừa khánh thành, người dân Bát Tràng đang tất bật chuẩn bị đón xuân, Bác Hồ đã về thăm hỏi, động viên dân làng.

Là thành viên của một trong những gia đình vinh dự được Bác Hồ đến thăm, dù mới 14 tuổi, nhưng những ký ức về Bác mãi in đậm trong tâm trí ông. Giọng trầm ấm, ông Thanh tái hiện cho chúng tôi ngày Bác tới thăm cơ sở sản xuất gốm sứ Minh Châu, nhìn xã viên Vũ Văn Tửu thoăn thắt tiện bát, Bác hỏi: “Mỗi ngày cháu tiện được bao nhiêu cái?”. Anh Tửu hồi hộp quá nên không trả lời được. Anh Phùng Ngọc Oanh - Chủ nhiệm HTX Minh Châu bấy giờ trả lời thay: “Thưa Bác, được 300 cái ạ!”. Bác quay sang anh Oanh, căn dặn: “Các cháu cố gắng sản xuất hàng hóa sao cho nhiều, nhanh, tốt, rẻ để phục vụ Nhân dân nhé!”. Rồi Bác hỏi đồng chí Phó Chủ tịch xã Trần Văn Tý về đời sống của người thợ đã ổn định chưa? Sau đó, Bác tới thăm xưởng sản xuất gốm Bát Tràng. Trên con đường phụ rộng 3m đang làm dở, Bác nói với mọi người rằng, Bát Tràng là một làng nghề phát triển, con đường này không thể phục vụ sản xuất công nghiệp được vì xe cơ giới không thể tránh nhau. Hiểu được câu gợi ý này của Bác, lãnh đạo xã và Nhân dân đã phá tường rào mở rộng đường phụ thành 4m, đường chính lên 5m. Sau này, trong kháng chiến chống Mỹ khốc liệt, đường làng là bến đậu, nơi đi lại của nhiều xe quân sự.

Theo chân vị Cha già dân tộc, ông Thanh càng thấm thía sự gần gũi và hiểu dân của Bác. Khi đến nhà cụ Tự, Bác vui vẻ nhắc gia đình đảo lại đôi câu đối bị ngược vế. Thăm nhà cụ Bền, Bác ân cần nhắc nhở, chăn nuôi là rất tốt nhưng phải hết sức giữ gìn vệ sinh để tránh bệnh tật, ô nhiễm. Bác căn dặn: "Bát Tràng là một làng nghề phát triển. Làng Bát tràng mới phải làm sao trở thành một trong những làng kiểu mẫu của nước Việt Nam Xã hội chủ nghĩa". Sau ngày 20/2/1959, nhớ lời Bác dạy, người dân Bát Tràng tập trung sản xuất, kinh doanh, làm nên xí nghiệp công tư hợp doanh và sau này là xí nghiệp sứ Bát Tràng. Mỗi đơn hàng xuất xưởng, xuất khẩu là một việc làm người Bát Tràng tri ân Bác. Đặc biệt, Bác đã trở thành nguồn cảm hứng cho nhiều tác phẩm gốm Bát Tràng. Năm 2007, anh Nguyễn Xuân Việt - một nghệ nhân làng gốm Bát Tràng đã lấy cảm hứng từ cuộc đời và sự nghiệp của Bác để làm tranh gốm. Sau nhiều tháng, anh hoàn thành bức chân dung Bác bằng gốm đầu tiên với kích thước 132x88cm và mở ra nghề làm tranh gốm truyền thần cho Bát Tràng...

bac ho ve bat trang

Sau ngày Bác đi xa, người dân Bát Tràng đặt tên 2 trục đường chính của làng là "Đường 20 - 2" (ngày đón Bác về thăm) và "Đường 19 - 5" (ngày sinh nhật Bác); lập Bia cách mạng và Nhà tưởng niệm tại nơi Bác đứng nói chuyện để ghi nhớ công ơn của Bác. 

Các thế hệ người dân Bát Tràng tin rằng, làm theo lời Bác dạy, làng gốm sẽ thu hút được nhiều du khách, có thêm được nhiều đơn hàng, và đặc biệt là nhiều tác phẩm gốm sứ có giá trị về vị Cha già dân tộc.

Hiện nay tranh gốm nói về hình tượng Bác Hồ được vẽ rất nhiều tại Bát Tràng

Đặt tranh gốm vẽ Bác Hồ: 0919321885

Facebook Youtube Top