Sông Hồng trong tiềm thức người dân Bát Tràng
Sông Hồng (Hán tự: 紅河) bắt nguồn từ tỉnh Vân Nam, Trung Quốc chảy qua nhiều tỉnh Miền Bắc Việt Nam trước khi đổ vào biển Đông, tạo nên nền văn minh sông Hồng rực rỡ trong lịch sử Việt Nam và khu vực. Sông Hồng xuất hiện trong sử sách với nhiều tên gọi khác nhau như: Sông Cái, Hồng Hà, Nhị Hà...
SÔNG HỒNG TRONG TIỀM THỨC NGƯỜI BÁT TRÀNG
Sông Hồng (Hán tự: 紅河) bắt nguồn từ tỉnh Vân Nam, Trung Quốc chảy qua nhiều tỉnh Miền Bắc Việt Nam trước khi đổ vào biển Đông, tạo nên nền văn minh sông Hồng rực rỡ trong lịch sử Việt Nam và khu vực. Sông Hồng xuất hiện trong sử sách với nhiều tên gọi khác nhau như: Sông Cái, Hồng Hà, Nhị Hà...
Từ vài trăm năm nay, dòng nước sông Hồng dâng lên rồi hạ xuống, cuốn đi biết bao bờ roi bãi đất, lở rồi lại bồi, bồi rồi lại lở, ấy vậy mà nó lại gắn bó chặt chẽ với cuộc sống của người dân làng gốm Bát Tràng.
Thời xưa, giao thông đường thuỷ là chủ đạo. Sông Hồng là con giao thông huyết mạch nối Bát Tràng với Kẻ Chợ – Thăng Long, với Phố Hiến và các tỉnh lân cận. Sông Hồng chở củi, chở gỗ, chở đất về Bát Tràng phục vụ công việc làm gốm rồi chính sông Hồng lại vận chuyển từng chiếc chân đèn, lư hương, ấm chén, bát đĩa từ Bát Tràng đến với các phường buôn lớn để rồi từ đây gốm Bát Tràng toả đi khắp mọi miền Đất nước và ra cả thế giới.
Mỗi làng quê ở vùng nông thôn Việt Nam xưa đều có cây đa, bến nước, sân đình. Người ta sống nhờ ăn và uống nước từ mạch giếng làng. Người Bát Tràng thì khác, bao đời nay không ăn nước ao, nước giếng. Giếng của làng không đâu khác chính là nguồn nước sông Hồng. Chẳng phải vậy mà đến nay người Bát Tràng còn truyền tụng nhau câu nói:
Và:
Quả thật, dòng nước sông Hồng quan trọng lắm. Ngoài là nguồn nước chính phục vụ nhu cầu ăn uống sinh hoạt và cung cấp tôm cá tươi cho con người, nước sông Hồng còn được dùng trong tín ngưỡng tục lệ văn hoá dân gian của làng, bằng chứng là tục lệ rước nước (Lễ Cấp thuỷ) sông Hồng tế Thánh, tế Mẫu mỗi khi Hội làng (14-15.02 Âm lịch) và Hội đền mẫu Bản hương (24.09 Âm lịch).
Sông Hồng cũng thiêng liêng lắm. Mỗi khi người nào đó buộc phải ly hương, phải từ bỏ nghề gốm thì chiếc bay tre – vật tuỳ thân của người thợ gốm Bát Tràng lại được đem thả xuống sông Hồng với ước mong dòng nước mát mẻ sẽ làm nguôi ngoai nỗi nhớ nghề, giúp họ yên tâm ra đi mà không còn day dứt với nghề.
Đời nay vẫn vậy, nước sông Hồng vẫn được người dân Bát Tràng hào hứng đón nhận. Nước được dẫn từ sông, qua hệ thống lọc của nhà máy nước xã Bát Tràng, toả đi khắp các nẻo đường đến với người dân như truyền thống vốn có của dòng nước sông Hồng và của người dân làng gốm suốt bao đời nay.
Tìm hiểu thêm thông tin về sông Hồng