Giỏ hàng

Tôi là trưởng họ và nhà tôi vẫn có bàn thờ tổ tiên 2 họ đây!

Ban đầu chúng tôi thờ chung họ nội và họ ngoại lên cùng một ban thờ rộng lớn, họ hàng và khách khứa của nhà tôi cũng thấy lạ lắm. Có người còn hỏi tôi sao lại làm như thế?

Chào bạn, với “3 giải pháp vẹn toàn cho những phụ nữ không thể thờ cúng bố mẹ đẻ ở nhà chồng”!

Gần một tuần nay, theo dõi những tâm sự về việc “3 lý do con gái đã lấy chồng không được thờ cúng bố mẹ đẻ?” của các bạn đọc, tôi nhận thấy chủ đề này thu hút được khá nhiều bàn luận của mọi người. Tất nhiên tùy theo hoàn cảnh sống và suy nghĩ của mỗi người mà mỗi người có những ý kiến khác nhau về việc con gái đi lấy chồng có được thờ cúng bố mẹ đẻ?

Hôm qua, sau khi đọc được bài giải pháp của anh Vương Hoàng đây, cá nhân tôi hoàn toàn đồng ý và ủng hộ những giải pháp anh đưa ra. Tôi thấy giải pháp đó là trọn vẹn cả đôi đường. Người phụ nữ không thờ cúng được bố mẹ đẻ tại nhà chồng cũng thấy an lòng.

 

Hàng năm, giỗ bên nội cũng như bên ngoại, vợ chồng tôi đều cúng tại ban thờ đó. Ảnh minh họa.

 

Cũng như phần nhiều bạn đọc ở đây, cá nhân tôi luôn nghĩ, mình làm con thì phải báo hiếu cha mẹ, tổ tiên. Cho nên dù gia đình nào có cả trai lẫn gái và con gái đi lấy chồng rồi nhưng vẫn nên đóng góp hiếu hỉ chẳng phân biệt gái trai.

Tôi cũng luôn nghĩ, nhà thờ cả nội ngoại thì càng tốt hơn chứ sao. Có cả nội và ngoại tới lui, che chở chăm sóc con cháu thì còn gì bằng.

Tôi cũng xin nói thật, bao năm nay tôi đã là trưởng họ của một dòng họ khá lớn ở một ngôi làng ven Hà Nội. Tất nhiên, các bạn biết, là trưởng họ nên tôi phải có trách nhiệm thờ cúng ông bà tổ tiên bên đằng nội.

Nhưng tôi lại lấy vợ tôi. Vợ tôi lại là con một duy nhất trong gia đình nhà vợ. Vì thế, khi bố mẹ vợ tôi qua đời, tôi nghĩ tất nhiên vợ tôi phải thờ cúng bố mẹ và tổ tiên của bà ấy. Thử hỏi nếu không là vợ tôi thờ cúng thì còn ai vào đây nữa?

Chính bởi thế, sau khi bố mẹ vợ tôi lần lượt qua đời hết, vợ tôi cũng khá đắn đo không biết có nên mang bát hương và di ảnh của bố mẹ, ông bà cô ấy về nhà chúng tôi không. Bởi vợ tôi lo, tôi trưởng cả 1 họ như vậy, sẽ nhiều người không đồng ý.

Nhưng tôi đã nói vợ tôi cứ yên lòng. Tôi sẽ là người đứng ra làm công tác tư tưởng, thuyết phục mọi người. May thay, khi tôi đưa ra ý định lập thêm một ban thờ nữa để thờ bố mẹ vợ và tổ tiên nhà vợ thì trong họ nhà tôi mọi người đều ủng hộ. Họ không hề phản đối một câu. Thậm chí họ còn đồng tình nói rằng, nội cũng như ngoại.

Vì thế, vợ chồng tôi đã đặt làm một ban thờ to đẹp hơn để thờ tổ tiên hai họ nội ngoại 2 bên vợ chồng. Chỉ cần chú ý cách bài trí ban thờ một chút là ổn. Cứ thế hàng năm, giỗ bên nội cũng như bên ngoại, vợ chồng tôi đều cúng tại ban thờ đó.

Phải nói rằng, khi ban đầu chúng tôi thờ chung họ nội và họ ngoại lên cùng một ban thờ rộng lớn, họ hàng và khách khứa của nhà tôi cũng thấy lạ lắm. Có người còn hỏi tôi sao lại làm như thế, không sợ có lỗi với tổ tiên đằng nội sao? Nhưng trước những câu hỏi như vậy, tôi luôn trả lời rằng, quan trọng là cái tâm thôi.

Nói đúng hơn, trong thâm tâm tôi luôn nghĩ. Hai họ thông gia khi còn sống họ cũng thường ngồi chơi, ăn cỗ, uống nước với nhau còn được. Vậy khi mất đi, họ cùng ngự cùng chung trên một ban thờ thì có gì không được? Và rồi khách khứa ai nấy cũng đồng tình và không còn hỏi lời ra lời vào nữa.

Tôi xin kể ra đây một trường hợp nữa để thấy, thờ cúng tổ tiên, bố mẹ thế nào là ở cái tâm của mỗi người và cũng tùy gia cảnh. Như gia đình cô bạn thân của tôi cũng là một ví dụ điển hình.

Cô ấy từng kể với tôi rằng, năm nào mẹ chồng cô ấy cũng làm giỗ ông bà ngoại chồng (bố mẹ đẻ của bà) trong khi ông anh trưởng của bà vẫn còn, vẫn làm giỗ. Cô ấy nói rằng, mẹ chồng cô ấy bảo bà già rồi, ngày giỗ mẹ không còn sức về tận quên, đến nhà bác trưởng thắp hương nữa. Do đó, bà đã rước một bát hương của cụ về thờ ở nhà cho thuận tiện.

Làm giỗ cho người đã khuất là thể hiện lòng tưởng nhớ, là dịp gia đình quây quần, nhắc nhớ tổ tông

 

Bố chồng của cô ấy rất ủng hộ cho vợ mình làm điều này. Nhà cô ấy, năm nào cũng làm giỗ cả 4 cụ. Mặc dù bố chồng cô bạn thân của tôi không phải là con trưởng, nhà cũng có bác trưởng họ làm giỗ đầy đủ. Tuy nhiên, bố chồng cô ấy vừa góp giỗ bên ấy vừa làm giỗ ở nhà.

Theo như cô bạn thân tôi nói, quan điểm của bố mẹ chồng cô ấy là làm giỗ cho người đã khuất là thể hiện lòng tưởng nhớ, là dịp gia đình quây quần, nhắc nhớ tổ tông. Vì thế đừng nghĩ mọi thứ quá nặng nề.

Đấy, tôi thấy trường hợp như nhà tôi và trường hợp như nhà cô bạn thân của tôi vẫn thờ hai họ đó. Và chúng tôi hoàn toàn thoải mái với điều này. Xem ra, tất cả là tùy ở cái tâm của mỗi người các bạn ạ.

 

Click vào đây để xem thêm ý nghĩa của các món đồ thờ trên bàn thờ gia tiên

Bộ đồ thờ gốm sứ Bát Tràng

Bạn cần tư vấn thêm về đồ thờ cúng, liên hệ: 0969 965 388 - 0962 385 389

Facebook Youtube Top