Giỏ hàng

Tour du lịch sông hồng đến Bát Tràng

Để có dịp tận hưởng không khí trong lành, khám phá những giá trị văn hoá lịch sử và cuộc sống thanh bình của người dân sống bên bờ sông Hồng, mời du khách tham gia tour du lịch sông Hồng bằng tàu thủy với lộ trình: “Đền Dầm - Đền Đại Lộ - Đền Đa Hòa - Làng gốm Bát Tràng” trong 1 ngày.

 

 

 Cách trung tâm Hà Nội chỉ 20km, bạn có thể đến Bát Tràng bằng xe máy hoặc bắt tuyến xe bus số 47 tại Long Biên với giá vé chỉ 5.000 đồng.

 -> Du lịch Bát Tràng ( xem chi tiết )

 

Từ bến Chương Dương Độ (Hà Nội), theo dòng sông Hồng khoảng 15km, tàu sẽ đưa du khách cập bến Đền Dầm (thôn Xâm Dương, xã Ninh Sở, huyện Thường Tín, Hà Nội). Đi bộ khoảng vài trăm mét nữa, du khách sẽ đến điểm đầu tiên trong tour này, đó là Đền Dầm. Quần thể di tích Đền Dầm được bố trí, sắp đặt đan xen trong một không gian rộng có nhiều cây xanh, trong đó có hai kiến trúc chính, đó là: Đền Dầm (Đền chính) – thờ Mẫu Thủy Cung - một trong bốn Thánh Mẫu của tiềm thức dân gian người Việt Nam và Đền Đức Thánh Trần – thờ Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn.

Theo Ngọc Phả của Đền, Mẫu Thủy Cung là công chúa Hoàng Long – con gái thứ 3 của Ngọc Hoàng, vì đánh vỡ chén ngọc nên bị đầu thai xuống Thủy Cung làm con gái của vua Thủy Tề. Nàng đã hiển linh giúp dân trị bệnh, giúp Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn đánh thắng giặc Nguyên Mông và đã được vua Trần Nhân Tông sắc phong thần, ban chiếu chỉ cho nhân dân đời đời thờ phụng. Hiện Đền Dầm còn lưu giữ 7 sắc phong vua ban.

  Rời Đền Dầm, du khách đến thăm Đền Đại Lộ thuộc làng Đại Lộ, xã Ninh Sở, huyện Thường Tín, Hà Nội. Đền Đại Lộ nằm trên một khu đất cao, phía trước có sông Nhĩ Hà, phía sau có sông Kim Ngưu, bên tả có bãi hình giống con phượng chầu, bên hữu có đống hình như voi phục.  Kiến trúc của Đền đẹp và quy mô, nổi bật nhất là 10 tòa điện được xây dựng liên tiếp và một toà phương đình hai tầng 8 mái với các mảng chạm gỗ thể hiện ước cầu hạnh phúc của người xưa: hình 5 con dơi tượng trưng cho ngũ phúc là phú, quý, thọ, khang, ninh.

Ở hai đỉnh cột lớn trước cửa Đền là hai con rồng đang cuộn mình. Hai cột bên đắp hai con lân, biểu hiện trí tuệ và sức mạnh.  Theo Ngọc phả "Tứ vị Thánh nương Nam Hải Đại càn quốc gia" ở Đền Đại Lộ, ngôi Đền này thờ bà Thục Phi họ Triệu, huý Đoan và 3 công chúa của vua Tống Độ Tông (Trung Quốc).  Đền Đại Lộ xưa nay nổi tiếng linh ứng. Theo người dân làng Đại Lộ, vào cuối đời Trần, đời Lê, khi nước sông Nhĩ Hà lên to, đoạn đê ở gần Đền bị vỡ, người dân đắp mãi mà không được, sau phải vào đền làm lễ cầu đảo mới đắp được đê. 

Tiếp tục cuộc hành trình, du khách đến với Đền Đa Hòa (thôn Đa Hoà, xã Bình Minh, huyện Khoái Châu, tỉnh Hưng Yên).  Đền Đa Hòa (xếp hạng quốc gia năm 1962) thờ Chử Đồng Tử, Tiên Dung và Hồng Vân (Tây Sa) công chúa. Toàn bộ khu Đền nằm trên một khu đất cao, rộng, bằng phẳng hình chữ nhật có diện tích 18.720m², hướng mặt ra sông Hồng và bãi Tự Nhiên - nơi nàng công chúa Tiên Dung xinh đẹp, con gái vua Hùng thứ 18 kỳ ngộ và nên duyên với chàng Chử nghèo khó. Tổng thể kiến trúc ở Đền có 18 ngôi nhà mái ngói cổ như 18 con thuyền mũi cong tượng trưng cho 18 đời vua Hùng.

Hiện nay ở Đền Đa Hòa còn lưu giữ được nhiều di vật quý giá, trong đó có đôi lọ Bách thọ (một trăm chữ thọ không chữ nào giống chữ nào, khắc trên thành lọ bằng gốm). Rời Đền Đa Hòa, ngược dòng sông Hồng, tàu đưa du khách cập bến Bát Tràng vào thăm Làng gốm Bát Tràng - một làng nghề truyền thống nổi tiếng từ xa xưa về sản xuất các sản phẩm gốm sứ thủ công. Tên Bát Tràng hình thành từ thời Lê (thế kỷ 14, 15), từ sự liên kết chặt chẽ giữa năm dòng họ làm gốm nổi tiếng của làng Bồ Bát (gồm xã Bồ Xuyên và trang Bạch Bát) thuộc tổng Bạch Bát, huyện Yên Mô, phủ Trường Yên, trấn Thanh Hóa ngoại (nay thuộc xã Yên Thành, huyện Tam Điệp, tỉnh Ninh Bình) với dòng họ Nguyễn ở đất Minh Tràng.

Năm dòng họ lớn gồm các họ: Trần, Vương, Nguyễn, Lê, Phạm đã họp và quyết định đưa một số nghệ nhân, thợ gốm và gia đình con cháu dời làng di cư về phía kinh thành Thăng Long tìm đất lập nghiệp. Họ dừng chân tại vùng 72 gò đất trắng làng Minh Tràng. Trước đây, đồ gốm Bát Tràng thuộc loại cao cấp, quý nhưng phần nhiều là đồ thờ: chân đèn, lư hương, bình hoa. Ngày nay, do sự tài hoa, khéo léo của người làm gốm Bát Tràng, cho nên nhiều mặt hàng phong phú cả về chủng loại lẫn kiểu dáng đã được sản xuất. Sản phẩm gốm Bát Tràng như: lọ độc bình, song bình, bát vẽ chuồn, bát vẽ các tích cổ...đã được các thương gia Bồ Ðào Nha, Nhật Bản, Hà Lan, Pháp... mua với số lượng lớn. Nhiều nghệ nhân Nhật Bản đã bắt chước phong cách tạo hình, nét vẽ phóng khoáng, màu men đa dạng, giản dị, mộc mạc mà sâu lắng của gốm Bát Tràng.  

Tại sao bạn nên chọn du lịch Bát Tràng với chúng tôi

 

- Chúng tôi là đơn vị chuyên nghiệp nhất tổ chức du lịch Bát Tràng

- 90% các trường học đều đi du lịch Bát Tràng qua battrang.info

- Có văn phòng tư vấn tại Hà Nội giúp bạn giải đáp mọi thắc mắc về Du lịch Bát Tràng

- Chuyên đón tiếp các đoàn du lịch cấp cao, đoàn nước ngoài về du lịch Bát Tràng cần người dẫn Tour chuyên nghiệp

- Đáp ứng ăn uống, Cô Tràng là một trong những người nấu Măng mực ngon nhất Bát Tràng

- Đáp ứng tour lớn chuyên nghiệp - Có hóa đơn dịch vụ, cung cấp hóa đơn đỏ cho các đơn vị cần Hóa đơn.

 

CỔNG THÔNG TIN GỐM SỨ BÁT TRÀNG Phòng du lịch Bát Tràng

ĐT: 0438740627 - Hotline: 0984904189 - Mr Vương Quý Hiển Đặt ăn tại Bát Tràng: Cô Tràng 0438740627 VP tại Hà Nội: Ms Tươi: 0987846706

 

Đi bát tràng đi đường nào ?

Facebook Youtube Top