Gốm và sứ khác nhau ra sao ?
Gốm và sứ xét về mặt cấu tạo chỉ là một loại vật liệu là gốm có tên tiếng anh là ceramic. Đây là loại vật liệu được chế tạo từ các vật liệu vô cơ phi kim loại (là các loại oxid, carbide, nitride, silicate…), sản phẩm ceramic được tạo hình từ sự phối trộn các vật liệu trên rồi nung kết khối ở nhiệt độ cao.
Gốm và sứ xét về mặt cấu tạo chỉ là một loại vật liệu là gốm có tên tiếng anh là ceramic. Đây là loại vật liệu được chế tạo từ các vật liệu vô cơ phi kim loại (là các loại oxid, carbide, nitride, silicate…), sản phẩm ceramic được tạo hình từ sự phối trộn các vật liệu trên rồi nung kết khối ở nhiệt độ cao.
Đồ gốm màu đỏ và nung ở nhiệt thấp, thường là lò củi
Phân loại theo công dụng thì ta có gốm kỹ thuật và gốm dân dụng. Trong gốm dân dụng thì tùy theo chất lượng nguyên liệu (loại nguyên liệu, độ tinh khiết của nguyên liêu… chủ yếu là đất sét cao lanh) và chế độ điều chế (nhiệt độ…) mà ta có thể chia thành các sản phẩm sành, gốm (pottery) , sứ (porcelain, china). Trong gốm kỹ thuật thì ta có các loại vật liệu như : gốm xây dựng, vật liệu chịu lửa, vật liệu bền hóa học, đồ gốm tinh, gốm đặc biệt có những tính chất từ, điện, nhiệt đặc biêt. Phân biệt gốm và sứ
Ảnh minh họa: Gốm và sứ Gốm: Vấn đề tên gọi và sự phân loại (Tạp Chí Văn Hóa Dân Gian Số 1(97)/05) Trong một tác phẩm xuất bản gần đây nhất, năm 2001, Trần Khánh Chương, hoạ sĩ, nhà nghiên cứu gốm, đã đặt tên cho cuốn sách của mình là Gốm Việt Nam, từ đất nung đến sứ (Trần Khánh Chương 2001). Như vậy, chỉ riêng cái tên của một cuốn sách đã bao quát cả một diễn trình, một dòng chảy từ quá khứ đến hiện tại của nghệ thuật gốm Việt Nam. Từ đất nung đến sứ là một chặng đường dài gần một vạn năm với những biến cố thăng trầm mà cho đến thời điểm hiện nay, ngay cả trong giới nghiên cứu, những khái niệm, những tiêu chí để phân loại gốm dường như vẫn chưa được thống nhất. Việc chưa được thống nhất những thuật ngữ về gốm đã dẫn đến tình trạng rất khó xác định niên đại, hoặc nói cách khác là rất khó định vị thời điểm khai sinh ra một loại gốm. Ví dụ, nếu theo những tiêu chí A thì loại hình sứ – được coi là đỉnh cao của nghệ thuật gốm, ra đời từ thời Lý (thế kỉ X, XI); còn nếu theo tiêu chí B thì loại hình này mãi tới nửa sau thế kỉ XX mới xuất hiện ở Việt Nam (đánh dấu bằng sự ra đời của nhà máy sứ Hải Dương, năm 1960). Như vậy, xuất phát từ 2 quan điểm, 2 tiêu chí phân loại, các nhà nghiên cứu đã làm cho niên đại ra đời của sứ “vênh” nhau tới 10 thế kỉ.
Người ta có thể đặt câu hỏi : Thế nào là sành, thế nào là đất nung, sứ có nằm trong “họ nhà gốm” không? Các loại sành trắng và sành xốp khác nhau ra sao? Ngoài ra trong sự phát triển đa dạng của nghệ thuật gốm hiện nay, những dòng gốm men ở các tỉnh Nam Bộ thì xếp vào nhánh nào? v.v… và v.v… Trong lịch sử nghiên cứu nghệ thuật gốm Việt Nam, một trong những người có công lớn trong việc đặt nền móng cho sự nghiệp sáng tác và nghiên cứu là cố giáo sư, hoạ sĩ Nguyễn Văn Y. Trong một bài viết đăng trên tập san của Trường Mĩ thuật công nghiệp (số 2, 1975), ông viết: “Cho đến nay, việc định nghĩa từ “gốm” cũng chưa được thống nhất. Điều đó có phần trở ngại trong việc tìm hiểu, phân loại, giới thiệu các loại gốm”. (Nguyễn Văn Y, 1975). Tôi cho rằng, không phải cho tới thời điểm giáo sư, hoạ sĩ Nguyễn Văn Y viết bài này, năm 1975, mà cho tới thời điểm hiện nay, việc sử dụng các thuật ngữ xung quanh phạm vi loại hình nghệ thuật này vẫn còn nhiều bất cập.
Từ trước tới nay, thuật ngữ “đồ gốm” được đa số chúng ta hiểu một cách đơn giản nhất là “Tên gọi chung các sản phẩm được làm từ đất sét, sau được nung qua lửa” (Trương Thị Minh Hằng 1998, tr.125). Còn theo Từ điển tiếng Việt của Hoàng Phê: Gốm là “Tên gọi chung sản phẩm chế từ đất sét và hỗn hợp đất sét nung, như đồ đất nung, sành, sứ, v.v…” (Hoàng Phê 1988, tr.432). Như vậy, trong luận văn và cuốn từ điển nói trên, gốm là một khái niệm bao trùm từ đất nung đến sứ. Tuy nhiên, trong một số công trình nghiên cứu, do quan niệm, hoặc có thể do “ngữ cảnh” này khác, nhiều tác giả đã sử dụng thuật ngữ này như một loại hình riêng trong tương quan so sánh và khu biệt với sành và sứ. Ví dụ, trong một bài viết đăng trên tạp chí khảo cổ, gốm là thuật ngữ được dùng để chỉ tất cả những sản phẩm chưa đạt tiêu chuẩn của sành (ở đây chỉ loại đất nung). (
Trần Anh Dũng, Đặng Kim Ngọc 1985, tr.77). Còn trong một vài trường hợp khác, gốm được dùng để phân biệt với sứ – tất cả những gì chưa đạt tiêu chuẩn của sứ thì được gọi chung là gốm (?) (Trần Đức Anh Sơn 2002); hoặc Mộ Thanh, “Lửa hoàn nguyên”, tr.224 – 234). Đôi khi, khái niệm này trở nên “trừu tượng” hơn khi người ta dùng để phân biệt nó với sành: “Tính bảo thủ của sành lâu hơn gốm” (Trịnh Cao Tưởng 2003, tr.102 – 110). Ngoài ra còn có thuật ngữ “gốm sứ” vừa được dùng để chỉ các sản phẩm của họ nhà gốm nói chung, vừa để chỉ riêng những sản phẩm chưa đạt, hoặc gần đạt tới tiêu chuẩn của đồ sứ (với nghĩa “demi” sứ); và cũng có khi “gốm sứ” được hiểu bao gồm sứ và những đồ gốm có men. Trong thực tế lịch sử, khi nghệ thuật chế tác sứ đạt tới những tiêu chí cao nhất về độ lửa, độ trong, bóng, độ thấu quang v.v… và trở nên hoàn hảo thì người ta không muốn cho sứ vào họ nhà gốm để sứ dễ được đề cao trên thị trường. Đó là tâm lí chung của cả người tiêu dùng chứ không riêng giới thương mại gốm. Nguyễn Văn Y đã giải thích hiện tượng này và đưa ra lời tổng kết như sau: “Gốm là tiếng gọi chung nhất của mấy loại trên. Nhưng trên thị trường, người ta muốn tách sứ ra khỏi gốm, bởi cái dạng bóng bẩy của nó khác các loại trên không ít.
Một phần còn do nguyên nhân lịch sử: sứ ra đời rất muộn so với họ nhà gốm ổn định từ lâu. Nếu ở Việt Nam thường gọi “Gốm và Sứ”, ở châu Âu thường gọi “Cẻramique et Pocelaine” là đều do thói quen hoặc có dụng ý, hoặc vô tình. Nhưng về mặt khoa học, sứ trước sau chỉ là một loại của gốm” (Nguyễn Văn Y 1976, tr.226). Cách đây 5 năm, trong công trình Làng gốm Phù Lãng (Trương Thị Minh Hằng, 1998), dựa trên thành quả của những người đi trước, trong đó có tham khảo cuốn sách Nghệ thuật gốm Việt Nam của Trần Khánh Chương, chúng tôi đã phân chia toàn bộ đồ gốm Việt Nam thành 5 loại gốm như sau: 1. Đất nung, 2. Sành nâu, 3. Sành xốp, 4. Sành trắng, 5. Sứ. Cách phân loại như trên có 2 điểm đáng lưu ý : - Thứ nhất: lấy xương gốm làm tiêu chí phân loại. - Thứ hai: lấy niên đại của các loại gốm làm thứ tự phân chia. Nhìn vào thứ tự của các loại gốm, người ta có thể hiểu rằng loại nào ra đời sớm nhất, loại nào xuất hiện muộn hơn.
Tác giả luận văn đã cho rằng, đây được coi là 5 loại hình gốm chính ra đời kế tiếp nhau và cùng tồn tại cho tới tận ngày nay (Trương Thị Minh Hằng 1998). Cho đến thời điểm hiện nay, việc phân loại và sắp xếp toàn bộ lịch trình phát triển của nghệ thuật gốm Việt Nam theo 5 loại hình gốm như trên về cơ bản không sai, nhưng chưa thật gọn. Nhìn vào “bảng” phân loại, người ta có thể hỏi, tại sao lại không xếp 3 loại sành (sành nâu, sành xốp, sành trắng) thành một “cột” riêng trong khi thứ tự niên đại của các loại gốm không bị xáo trộn. Để có được một cái nhìn tổng quát về sự phát triển phong phú, đa dạng về loại hình của gốm Việt Nam, có thể tham khảo thêm cách phân loại của một số nước khác.
Ví dụ ở Nhật Bản, theo Noritake Tsuda, trong cuốn Sổ tay nghệ thuật Nhật Bản (Noritake Tsuda 1990, tr.220), gốm Nhật được phân làm 4 loại: 1. doki (thổ khí): đất nung; 2. toki (đào khí): đất nung có men; 3. sekki (thạch khí): sành và 4. jiki (từ khí): sứ. GS. Kiều Thu Hoạch cho rằng gốm cổ Trung Hoa cũng được phân thành 4 loại như trên. Cách phân loại như vậy được một số nhà khoa học Việt Nam cho là hợp lí, nhưng theo tôi, cách đó vẫn còn bất cập. Bởi lẽ trên thực tế, gốm đất nung có hai loại, có men và không men (xin nhấn mạnh, phần lớn là không men), trong khi sành cũng có 2 loại, sành có men và sành không men (cụ thể hơn, trong các loại sành, chỉ có sành nâu phần lớn thường không có men, còn sành xốp và sành trắng hầu hết có men). Vậy nếu đã tách đất nung thành 2 loại (thổ khí và đào khí) thì sao không tách sành thành 2 loại cho rạch ròi (còn đối với sứ tất nhiên được hiểu là bao giờ cũng có men). Cách phân loại trên chỉ chuẩn xác trong truờng hợp đồ sành được hiểu là (hoặc hiển nhiên là) loại gốm không men.
Có thể tham khảo thêm cách phân loại gốm ở Thái Lan – một trong những quốc gia ở Đông Nam á có truyền thống sản xuất gốm từ rất sớm. Trong cuốn Ceramic Art in Thailand (Pariwat Thammapreechakorn & Kritsada Pinsri 1996, tr.171), gốm Thái được chia làm 4 loại. Tiêu chí để phân loại cũng dựa trên xương gốm và nhiệt độ trong lò nung: 1. Terra cotta (at less than 850oC), 2. Earthenware (between 880 – 1.150), 3. Stonware (1.150 -1.300), 4. Porcelain (1.300 – 1.450). Cách đây ít năm, trong một buổi sinh hoạt khoa học chuyên đề về gốm Việt Nam tại Viện Nghiên cứu Văn hoá dân gian, người được mời thuyết trình là tiến sĩ Nguyễn Đình Chiến, ông đã chia đồ gốm thành 4 loại : 1. Đất nung, 2. Sành, 3. Sứ, 4. Gốm men. Mặc dù, cách chia này dường như đã bao quát được toàn bộ “phả hệ” gốm Việt Nam; nhưng theo cách trên, nếu xếp tất cả các loại sành có men và đất nung có men vào một “cột” (gốm men) tôi thấy có gì đó không “ổn”. Bản thân thuật ngữ gốm men không tải chứa được cốt lõi bên trong (tức là xương) của gốm. Thực tế, trong khi phân loại, các nhà nghiên cứu và giới sưu tầm cổ vật thường có xu hướng tách loại sành trắng (có men) ra khỏi “cột” gốm men để xếp nó vào “hệ” gốm sứ (một thuật ngữ có nội hàm khá mơ hồ như trên đã nói) và “cột” sành trong “bảng phân loại” trên được hiểu là chỉ những loại sành không men, tức loại sành nâu (là chủ yếu) và một số dạng sành có xương đất phức tạp khác (còn sành trắng và sành xốp phần lớn đều có men).
Có thể lấy thêm ví dụ về cách gọi và phân biệt đồ gốm của một số học giả khác như sau: “Sản phẩm của lò gốm Đương xá bao gồm đồ sành và đồ gốm men” (Bùi Minh Trí, Trịnh Hoành Hiệp 2002, tr.567). Như vậy ở đây phải hiểu là đồ sành = đồ không men. Hoặc cụ thể hơn: “Khu Vạn Yên là một di chỉ sản xuất gốm không men (đồ sành) với hàng trăm lò hoạt động sầm uất vào thế kỉ 13-14” (Tăng Bá Hoàng, Nguyễn Duy Cương 2002, tr.563). Khái niệm đồ sành (đồ gốm không men) trong các công trình trên chủ yếu là dùng để chỉ loại sành nâu. Tóm lại, mặc dù gốm men là một khái niệm mang tính phổ quát và được sử dụng rất rộng rãi trong giới nghiên cứu, nhưng theo tôi, khi phân loại gốm cần xác định rõ, trong hai thành phần của đồ gốm là xương và men, lấy thành phần nào làm tiêu chí.
Liên hệ đặt các sản phẩm gốm sứ Bát Tràng: 0919321885 - 0987.846.706