Tạo hình gốm sứ
Mục đích của khâu tạo hình cũng như yêu cầu cơ bản của nó là thoả mãn các chỉ tiêu về kích thước, hình dạng hình học, độ đồng nhất của bán thành phẩm và của sản phẩm
TẠO HÌNH GỐM SỨ
Mục đích của khâu tạo hình cũng như yêu cầu cơ bản của nó là thoả mãn các chỉ tiêu về kích thước, hình dạng hình học, độ đồng nhất của bán thành phẩm và của sản phẩm.
PHƯƠNG PHÁP DẺO TẠO HÌNH GỐM SỨ Phương pháp tạo hình dẻo bao gồm vuốt trên bệ quay, gắn ráp trong khuôn thạch cao (chum, vại), xây trên máy bàn tua dao bản hay đầu nén, ép dẻo bằng các loại máy (ép ngói và gạch bằng máy ép ngói hay máy đùn ép chân không).
TẠO HÌNH GỐM SỨ BẰNG PHƯƠNG PHÁP ĐỔ RÓT Khi đổ rót hồ vào khuôn thạch cao, do thạch cao có khả năng hút nước nên hồ chuyển động theo hướng thành khuôn bám vào khuôn thành lớp mỏng đều đặn và sít đặc, theo thời gian chiều dày lớp mộc tăng dần.
CÁC PHƯƠNG PHÁP ĐỔ RÓT TẠO HÌNH GỐM SỨ Có hai phương pháp đổ rót chính: rót hồ thừa và phương pháp đổ đầy. Chọn phương pháp nào là do hình dáng sản phẩm quyết định. Phương pháp rót đầy đòi hỏi 2 khuôn và do khả năng hút nước trong hồ theo 2 phía nên năng suất cao.
CÁC DẠNG KHUYẾT TẬT DO TẠO HÌNH GỐM SỨ Yêu cầu của sản phẩm lúc mới tạo hình là đạt hình dáng mong muốn. Kích thước chính xác, mật độ đồng đều, không bị rạn nứt, bị vết xước hay rỗ mặt.
SẤY SẢN PHẨM GỐM SỨ Sản phẩm gốm sứ sau khi tạo hình lượng nước có thể tới 25%. Tức trong 1 kg phối liệu (hay sản phẩm mộc) có 0.25 kg nước. Để việc sửa mộc, vận chuyển, tráng men và nung dễ dàng bắt buộc phải sấy sản phẩm. Nhiệt hoá hơi của 1 kg nước là 585 kcal, vậy lượng nhiệt cần thiết để sấy 1kg phối liệu có thể đến 146 kcal.
QUÁ TRÌNH SẤY SẢN PHẨM GỐM SỨ Mục đích của quá trình sấy là loại bỏ nước liên kết lý học (còn gọi là nước tự do, nằm ở các lổ trống giữa các hạt vật liệu) hay nước liên kết hoá lý (bao gồm nước hấp phụ, nước hydrat hoá và ở các loại khoáng sét ba lớp silicat là nước trương nở).
KỸ THUẬT SẤY SẢN PHẨM GỐM SỨ Cơ giới hoá việc bốc dỡ, vận chuyển sản phẩm và đạt điều kiện vệ sinh. Trong các yêu cầu trên, yêu cầu về đạt độ đồng đều là quan trọng hơn cả. Phối liệu chứa vật chất sét và cao lanh nói chung là khó sấy.
NUNG GỐM SỨ Khi nung, cụ thể trong vật liệu sẽ xảy ra phản ứng nhiệt độ cao của các cấu tử trong nguyên liệu, quá trình kết khối, quá trình xuất hiện pha lỏng, quá trình hoà tan và tái kết tinh các tinh thể. Tóm lại, nói tổng quát khi nung xảy ra đồng thời các quá trình trao đổi nhiệt và trao đổi chất, các qúa trình này lại do những biến đổi hoá học và biến đổi pha diễn ra rất phức tạp. Tuy nhiên, điều quan trọng nhất là kết quả của quá trình nung: tạo ra vật liệu mới có vi cấu trúc mới.
CƠ SỞ LÝ THUYẾT CỦA QUÁ TRÌNH NUNG GỐM SỨ Sản phẩm gốm sứ chỉ được nung đến kết khối, quá trình nung là không thuận nghịch và hầu như không đạt được cân bằng pha (không thực hiện đến cùng).
CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUÁ TRÌNH NUNG VÀ CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨMLý thuyết và thực nghiệm đều chỉ ra rằng thành phần hoá học của phối liệu là yếu tố chủ yếu quyết định độ chịu lửa của nó tức là quyết định nhiệt độ và khoảng kết khối.