Giỏ hàng

Dân Bát Tràng kiếm bộn nhờ dịch vụ tô tượng, nặn gốm

Khi làng nghề sống bấp bênh, thì nhiều dịch vụ ăn theo lại phát triển. Tô vẽ, nặn gốm ở làng nghề Bát Tràng, Gia Lâm, Hà Nội trở thành dịch vụ kinh doanh ăn khách, giúp các chủ xưởng kiếm bội tiền.

Khi làng nghề sống bấp bênh, thì nhiều dịch vụ ăn theo lại phát triển. Tô vẽ, nặn gốm ở làng nghề Bát Tràng, Gia Lâm, Hà Nội trở thành dịch vụ kinh doanh ăn khách, giúp các chủ xưởng kiếm bội tiền. Hốt bạc nhờ trông trẻ mùa hè Bán bánh khúc đêm "hốt bạc" mùa Euro Quán ăn vỉa hè cũng hốt bạc dịp 8/3 Vợt châu chấu, hốt bạc 60 triệu đ/tháng Xem bài khác trên Vef.vn Ngày càng hút khách Khi nhu cầu được vui chơi, giải trí tăng cao trong những ngày hè, đặc biệt là học sinh, sinh viên, thanh niên thì làng gốm ở Bát Tràng là điểm đến hấp dẫn. Hầu như ngày nào các xưởng tô vẽ, nặn gốm đều đông khách, đặc biệt là dịp cuối tuần. Lẫn vào các khách du lịch ở chợ gốm, vào đoàn người đông đúc ở bến xe luôn là những cò mồi tích cực, hăm hở mời khách vào tô vẽ, nặn tượng ở các xưởng xung quanh. Bên cạnh việc buôn bán sản phẩm, dịch vụ kinh doanh này thực sự tấp nập, nhộn nhịp và hấp dẫn du khách.

  -> Du lịch Bát Tràng ( xem chi tiết )

 

Chị Đinh Thu Ngân, 47 Văn Cao, Hà Nội, cho hay, tô màu là sở trường của trẻ em. Bình thường các em tô trên giấy, trên bảng, tô ở công viên, lớp học, nhưng hôm nay được tô trên tượng gốm ở Bát Tràng. "Ở công viên cũng có, nhưng các cháu vẫn rất thích về đây tô vẽ, nặn tượng. Dù bận ra sao nhưng hè năm nào chúng tôi cũng cố gắng sắp xếp cho con về đây chơi. Kinh phí so với các trò chơi khác là không lớn nên chúng tôi cũng thoải mái". Không chỉ có vẽ, khách khi đến đây còn được tự tay nặn ra những bức tượng gốm trên các khuôn, bàn xoay. Theo lời kể của anh Hoàng Văn Dũng, Lò Đúc, Hà Nội thì gia đình anh đến đây thường xuyên trong mấy tháng hè. Tô vẽ, nặn tượng gốm ở Bát Tràng là cách giúp anh có nhiều lựa chọn hơn cho con giải trí, ngoài các trò chơi vô bổ trên máy tính, các bộ phim không phù hợp với lứa tuổi, các trang web xấu.

Dân Bát Tràng kiếm bộn nhờ dịch vụ tô tượng, nặn gốm Có rất nhiều trò chơi hấp dẫn, sôi động và mới lạ với các em nhỏ thành phố, nhưng vẫn không thiếu những mối nguy hại từ các trò chơi, đồ chơi hiện đại ấy. Hiện nay, sân chơi cho trẻ đang thiếu và ngày càng xuống cấp với rất ít diện tích và trang thiết bị, đặc biệt là ở Hà Nội và các thành phố lớn. Vì thế, sự lựa chọn về làng gốm vẫn là ưu tiên hàng đầu với các bậc phụ huynh: "Thành phố làm gì có đất, ở nông thôn mới có để chơi. Thăm thú làng nghề, tô vẽ, nặn tượng giúp cháu tôi có thêm điều mới lạ, rèn cho nó sự khéo léo, tỉ mỉ khi tô màu, kích thích trí sáng tạo", Bác Phan Văn Tăng, Xuân Thuỷ, Hà Nội về làng với các cháu. Nghỉ hè cũng là dịp để các bậc phụ huynh, thầy cô giáo có cơ hội tổ chức từng đoàn học sinh đến đây chơi. Theo bác Nguyễn Thị Hải, trung gian dẫn khách đến với các xưởng tô vẽ, nặn tượng cho biết: "Dịp cao điểm trong tháng 6,7, hầu như khi nào cũng có những đoàn học sinh từ nội đô, từ các thành phố lân cận về chơi chơi gốm. Đoàn bình thường là 40-50 em, có đoàn lên đến gần 100 em. Khi ấy, các xưởng tôi dẫn vào làm sao chứa hết, đành phải chia cho các xưởng khác, hoặc thay nhau thăm thú chợ gốm rồi vào xưởng". Ngoài học sinh, sinh viên, các đôi lứa yêu nhau, các nhóm bạn trẻ thích đi chơi ngoại thành cũng thường xuyên đến đây chơi gốm.

Dịch vụ nhẹ nhàng, tiền thu nặng tay Khi khách đến đây vào dịp hè ngày càng đông, số tiền kiếm được từ dịch vụ kinh doanh này của các chủ xưởng là không hề nhỏ. Số vốn ban đầu bỏ ra khá ít, với một số cái bàn xoay, đất, bút, mực vẽ, tượng trắng là có thể lập một xưởng tô vẽ, nặn gốm. Thậm chí có thể kê mấy cái bàn, ghế đặt ngay ngoài trời khi khách vừa bước đến cổng chợ để có thể dễ dàng mời chào. Giá dịch vụ chỉ là 15.000-30.000 đồng một lần tô vẽ, nặn tượng không lấy sản phẩm khiến nhiều người không phải lăn tăn để có thể ùa ngay vào xưởng vẽ chơi. Nếu lấy sản phẩm, mức giá trung bình từ 40.000-60.000 đồng tùy sản phẩm lấy ngay hoặc nung đốt. Hiện nay các xưởng này còn mở rộng các dịch vụ chuyển sản phẩm về tận nhà cho khách khi họ không muốn đợi lâu trong lúc chờ nung.

vuot nan ve gom su tai bat trang Làm việc ở xưởng hơn 7 năm, ông Nhật, chủ xưởng Tài Anh ở 126 Bát Tràng chia sẻ: "Khách du lịch rất thích trò vui này. Đông nhất có lẽ là dịp hè khi nhiều bạn trẻ đến đây. Ngày bình thường là 80-100 người, lúc đông lên đến 130 người". Như vậy, chỉ với một chủ xưởng kiêm dọn đồ ra cho khách, một phụ việc, có thể là cò mời khách, một công việc tương đối nhẹ nhàng, nhưng trong dịp hè, các xưởng tô vẽ, nặn tượng này có thể kiếm được ít nhất 3 triệu đồng/ngày. Trong khi đó, để có được một xưởng sản xuất đồ gốm ở Bát Tràng, người dân ở đây không chỉ phải có kỹ thuật, tay nghề, mà còn đầu tư vốn lớn với bộ gas nung đốt, xưởng phơi sấy, làm khô sản phẩm với diện tích rộng. Hầu hết ở Bát Tràng nay đều dùng gas để nung gốm, vì thế khi giá gas liên tục biến động là bất lợi lớn cho những người làm nghề. Hơn nữa, khó khăn trong việc tiêu thụ sản phẩm, đầu ra hạn hẹp, không có cơ sở, cửa hàng giới thiệu sản phẩm nên nhiều gia đình cũng không mặn mà lắm với cái nghề chính làm gốm. Vì vậy, sự lựa chọn mở xưởng dịch vụ tô vẽ nặn tượng cũng là một lựa chọn thời thế thông minh. Khi các sản phẩm gốm Bát Tràng ngày càng thưa khách, gốm Trung Quốc ồ ạt tấn công, nhiều hộ gia đình khó có thể bám trụ được với nghề. Trong khi đó, các dịch vụ ăn theo như tô vẽ, nặn tượng trở thành cách kiếm sống tốt nhất của người dân nơi đây. Không cần tay nghề, không cần kỹ thuật, không cần đầu tư nhiều vốn, các xưởng này vẫn có thể ăn nên làm ra. Số tiền tích góp từ nhiều khoản nhỏ nhưng lại niềm mơ ước của nhiều người.

Facebook Youtube Top