Giỏ hàng

Làng gốm không chỉ bán gốm

Những tưởng, người dân Bát Tràng chỉ biết làm gốm, bán gốm, du khách thập phương đến đây chỉ hút hồn trước hàng núi đồ gốm. Song, lịch sử luôn có những lối rẽ bất ngờ

Lối rẽ từ… khủng hoảng Nói đến Bát Tràng, ai cũng biết đó là trung tâm sản xuất gốm sứ lớn nhất miền Bắc với 1.100 lò gốm sứ, trên 2.200 lao động tại địa phương và 3.000 lao động từ các nơi đến làm thuê; với những nghệ nhân tên tuổi đã bước đầu thành công trong việc khôi phục một số đồ gốm cổ truyền có kiểu dáng và nước men đặc sắc thời Lý, Trần, Lê, Mạc. Các sản phẩm bình, lọ, đỉnh, đồ thờ tự… đã đạt đến trình độ sản xuất đỉnh cao, trở thành đồ cống tế, ngoại giao hơn 500 năm nay, hiện được lưu giữ tại Bảo tàng Nghệ thuật và Bảo tàng Lịch sử nước ta.  

Bát Tràng cung cấp bia mộ sứ

 -> Du lịch Bát Tràng ( xem chi tiết )

 

Đến Bát Tràng du khách có thể tập làm "nghệ nhân".

  Những tưởng, người dân Bát Tràng chỉ biết làm gốm, bán gốm; du khách thập phương đến đây chỉ hút hồn trước hàng núi đồ gốm. Song, lịch sử luôn có những lối rẽ bất ngờ, và bất ngờ hơn lối rẽ ấy lại bắt nguồn từ… cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới năm 2008. Trước đó, mỗi năm Bát Tràng thu về trên 10 triệu USD hàng xuất khẩu. Khi khủng hoảng nổ ra, kim ngạch sụt giảm hơn một nửa. Hàng tồn kho chất đống, nhiều nhà đã tính tới chuyện ngừng lò. Nhưng trên 1.000 hộ ở đây xưa nay chỉ sống với gốm, bỏ nghề thì lấy gì bỏ mồm? Trong thế không còn đường lùi, người dân đã mở lối thoát bằng các “sân chơi gốm”. Bỏ ra 10.000đ, khách được trải nghiệm qua 24 công đoạn từ phối trộn nguyên liệu đến xoay, be, chuốt, nặn… sản phẩm. Thêm 25.000đ nữa, khách được hướng dẫn sấy khô, khắc hình, sơn bóng, tráng men. Mười năm trước, khách tham quan xưởng nghề cũng được mời nặn sản phẩm miễn phí với mục đích tiếp thị bán hàng, nhưng nay đã trở thành dịch vụ “hái ra tiền” giúp dân Bát Tràng nhanh chóng vượt qua cuộc khủng hoảng. Thu nhập từ dịch vụ này của mỗi hộ bình quân 7-8 triệu đồng/tháng, thấp hơn chút ít so với thu nhập từ lò xưởng, và nó trở nên chuyên nghiệp với đội quân đông đảo đứng trước cửa chợ gốm, tay lăm lăm tấm danh thiếp ấn tận mặt du khách mời nặn đất. Đình Bát Tràng Đình Bát Tràng.   Tâm, đức: vốn du lịch tự có Cũng từ cuộc khủng hoảng, người dân Bát Tràng tự tin rằng, hóa ra họ có khá nhiều thứ để thu hút du khách. Với sự nhạy bén vốn có của vùng đất giao thương, dân Bát Tràng mở ra nhiều công ty du lịch và sử dụng công cụ internet để quảng bá hình ảnh của mình. Bát Tràng có 6 điểm tham quan: Làng cổ, đình làng, đền Mẫu, chùa Kim Trúc, Văn chỉ, các xưởng dạy làm gốm. Khác với vẻ ồn ã ở chợ gốm và các lò xưởng, làng cổ Bát Tràng vẫn thâm trầm, lặng lẽ như cách đây hàng trăm năm, với lối đi quanh co, nhỏ và sâu hút. Đặc biệt, có vô số nhà từ đường, nhà thờ họ có lối kiến trúc thuần cổ, trước sân thường có cây đại như ở đình, chùa. Đình làng Bát Tràng được xây cách đây 292 năm, có nhiều bức đại tự, câu đối và 50 sắc phong liên quan đến vùng đất làm gốm. Hai bức đại tự bên cửa tả, cửa hữu đình lần lượt ghi: Thổ thành kim (đất biến thành vàng) và Nê tác bảo (bùn làm ra của báu). Văn chỉ làng dựng phía sau đình thờ Đức Khổng Tử và 72 học trò, hai bức trướng ghi danh 364 vị khoa bảng của làng, trong đó có 9 người đỗ tiến sỹ. Đền Mẫu có niên đại cổ hơn 420 năm, thờ người con gái Bát Tràng được suy tôn là Mẫu Bản Hương, có nhiệm vụ bảo vệ sự bình an cho dân làng. Chùa Kim Trúc xây từ năm 1734 có quy mô lớn với 74 chiếc cột bằng đá…

 

Từ khi mở ra các công ty du lịch, hàng năm nơi đây thu hút hàng chục ngàn du khách. Nhưng nếu bảo rằng, sức hút của Bát Tràng nằm ở các sân chơi gốm và cụm di tích đình - đền – chùa - văn chỉ được xây dựng khang trang thì không hẳn vậy. Nói đúng hơn, ẩn sâu trong đấy là giá trị nhân văn một làng quê văn hiến có truyền thống khoa bảng, toát lên trong thần thái, cung cách ứng xử với nghề, với người của dân Bát Tràng. Từ nhỏ, mọi người đã được sống trong không gian coi trọng việc giữ gìn nhân cách, nghề nghiệp. Trong văn phả đình còn ghi: Giữ được lẽ phải, làm điều nhân thì phải cổ vũ hai việc tư đào (nghề gốm) và giáo hóa (dạy dỗ). Phần mở đầu Hương ước làng cũng khái quát phương châm xử thế bằng “tứ vật”(bốn điều) như sau: “Giúp cho ai nấy đều có nghề; chớ nên để người sắp chết mới cứu; có điều nhầm lỗi phải xem xét lại lỗi mình; chớ nên nhân lúc hoạn nạn để cướp công, cướp của người ta”. Cội nguồn văn hóa lấy chữ tâm, chữ đức làm đầu này như một mạch nước ngầm thẩm thấu cả vào trong cách làm nghề và bán hàng. Điều này giải thích vì sao mùa hè hàng năm có hàng ngàn du khách từ các trường mẫu giáo và phổ thông đến đây. Các thầy cô, các bậc làm cha mẹ không chỉ mong muốn con em mình có một ngày hè vui vẻ ở một điểm tham quan hấp dẫn mà còn kỳ vọng thông qua đó, các em hấp thụ phần nào cung cách ứng xử một cách trân trọng với nghề, với người của người dân nơi đây. Vì thế, ông Vương Quý Hiển, chủ một trang mạng du lịch ở Bát Tràng tự tin nói rằng: Chúng tôi không có những danh thắng nổi tiếng, cũng chẳng có nhiều lễ hội như những nơi khác, nhưng sức hấp dẫn ở đây là cái tâm cái đức của người dân, nó là “vốn du lịch tự có” của làng gốm Bát Tràng.

CỔNG THÔNG TIN GỐM SỨ BÁT TRÀNG Xưởng vuốt nặn vẽ hàng đầu Bát Tràng - Chuyên nhận tour đông, tour trường học, có tổ chức vui chơi, ăn uống, chỗ ngủ trưa...

ĐT: 0438740627 - 0984904189 - 0919321885 - 0987846706

Facebook Youtube Top