Giỏ hàng

Quy trình sản xuất gốm Hải Dương

Sản phẩm gốm được tạo nên trong quá trình lao động, sáng tạo với quy trình kỹ thuật chặt chẽ, chuẩn xác. Quy trình sản xuất gốm cổ gồm nhiều công đoạn, tổng kết lại gồm 5 khâu chính: Làm đất, tạo hình sản phẩm, trang trí hoa văn, tráng men và nung đốt. Đó là quy trình chung của mỗi làng nghề, tuy nhiên ở từng cụng đoạn được thực hiện khác nhau tuỳ theo trình độ của làng nghề đó.

1 - Khâu làm đất (thấu đất): Trước hết, phải chọn đất sét và đất cao lanh loại tốt. Sau đó, đất được tinh luyện qua nhiều công đoạn để lấy được đất tốt nhất sử dụng vào làm gốm. Đất sét khi khai thác cũn nguyờn tảng, thường bị rắn nên phải tưới nước cho no rồi dùng mai thái mỏng, loại bỏ tạp chất, dùng chân nhào thật kỹ rồi đắp thành từng đống lớn, thái đi thái lại nhiều lần tạo nên đất có độ mịn, dẻo. Công đoạn này gọi là luyện đất hay thấu đất.

2 - Tạo hình sản phẩm (chuốt gốm): Cú 3 phương pháp tạo hỡnh chớnh là: Tạo hình trờn bàn xoay, tạo hình bằng khuôn và nặn đắp bằng tay. Có sản phẩm được tạo bởi sự kết hợp của cả 3 phương pháp trên.

- Tạo hình trên bàn xoay: Đất luyện kỹ vừa độ dẻo, nặn thành dây dài to bằng cổ tay, người thợ chuốt ngắt từng đoạn, khoanh trũn giữa bàn xoay, chân phải đạp bàn, hai tay chuốt. Mọi sản phẩm to, nhỏ, dày, mỏng đều do hai bàn tay điều khiển, không có khuôn mẫu nhất định, kích thước từng cỡ do mực mắt, có sai lệch nhưng không đáng kể. Tạo hình bằng bàn xoay, thường dùng để sản xuất những sản phẩm gốm có kích thước lớn như: Chum, lọ, bình, âu...

- Tạo hình bằng khuôn: Qua khai quật đó tìm thấy một số khuôn gốm tại di tích Chu Đậu (Nam Sách), Hợp Lễ (Bình Giang) là bằng chứng chắc chắn của kỹ thuật này. Phương pháp tạo hình bằng khuôn thường dùng để sản xuất các loại sản phẩm có khối lượng lớn như: Bát, đĩa, chén...

- Tạo hình bằng phương pháp đắp nặn bằng tay: Đây là kỹ thuật ra đời sớm  nhất, thô sơ nhất ở các di tích gốm sứ cổ Hải Dương. Kỹ thuật nặn bằng tay được thể hiện rõ ở các con kê, đinh gốm, bao nung, lon, vại, các loại con giống, tượng...

3 - Trang trí hoa văn: Sản phẩm gốm được trang trí hoa văn bằng nhiều phương pháp như:

- Vẽ trên gốm (vẽ trên men và vẽ dưới men): Sản phẩm gốm sau khi tráng men rồi trang trí hoa văn được gọi là vẽ trờn men; Trang trí hoa văn trước rồi tráng men sau gọi là vẽ dưới men. Kỹ thuật này chủ yếu được ứng dụng trong phương pháp làm gốm thời Lê - Nguyễn.

- Cắt gọt và khắc vạch: Sản phẩm gốm sau khi chuốt xong được phơi nắng, khi nào đất se cứng thỡ tiến hành sửa, gọt, cạo nhẵn...theo đúng ý muốn. Các chi tiết khác như: Quai, tai hoặc trang trí các hình động vật nổi, hoa lá... cũng được thực hiện ở giai đoạn này. Khắc vạch là phương pháp trang trí hoa văn chủ yếu của gốm thời tiền sử. Người thợ gốm vẽ hoặc khắc vạch trực tiếp lên xương gốm sau đó đem nung.

- In hoa văn bằng khuôn: Một số sản phẩm gốm có hoa văn khắc chìm vào xương gốm được thực hiện bằng phương pháp in khuôn. Kỹ thuật này được áp dụng nhiều trong phương pháp làm gốm thời Lý - Trần, điển hình là các sản phẩm gốm men ngọc và gốm men hoa nâu.

4 - Tráng men: Có nhiều cách tráng men khác nhau như: Phun men, dội men lên bề mặt sản phẩm gốm có kích thước lớn. Nhúng men, quét men đối với loại sản phẩm gốm có kích thước nhỏ. Nhưng thông dụng nhất vẫn là phương pháp kìm đúc: Tức là tráng men bên trong sản phẩm trước, tráng men bên ngoài sau. Dùng gáo dừa múc men rót vào bên trong sản phẩm, lắc sao cho đều, tráng men bên ngoài thì cầm sản phẩm nhúng vào thựng đựng men cho men lỏng kín bề mặt sản phẩm. Ngoài ra còn sử dụng phương pháp "quay men" hoặc "đúc men". Quay men là hình thức tráng men bờn trong và bên ngoài sản phẩm cùng một lúc, tức là cầm sản phẩm cần tráng men một tay đỡ một tay quay vào thùng men gọi là quay men. Đúc men, tức là chỉ tráng men bên trong lòng sản phẩm. Cách tráng men thiên biến vạn hoá tuỳ thuộc vào kích thước của sản phẩm, có sản phẩm sử dụng cùng một lúc nhiều cách tráng men.

5 - Nung đốt: Đây là công đoạn quan trọng quyết định sự thành công hay thất bại của một mẻ gốm. Có nhiều loại lò được sử dụng nhưng phổ biến là lò cóc và lò bầu. Qua khai quật các di tích gốm cổ ở Hải Dương, chưa phát hiện thấy lò nung gốm nguyên vẹn. Tại các di tích gốm Chu Đậu (Nam Sách), Cậy (Bình Giang)... đó phát hiện được một số đáy lò, chủ yếu là lò cóc.

- Phương pháp nung gốm bằng lò cóc: Đây là kiểu lò gốm cổ nhất được sử dụng một cách phổ biến. Lò đắp bằng đất đã qua lửa như gạch non (chiếm 80%), đập nhỏ, nhào với đất thịt, đắp cao dần lên theo hình bầu dục, chiều dài gấp 3 chiều rộng, kích thước trung bình là 5m x 1,7m, cao khoảng 1,5m. Phía đầu lò có một cửa trung bình 70cm x 70cm. Khi nung phải nấp thật kín cửa để tránh bị mất nhiệt ảnh hưởng đến sản phẩm. Cuối lò có hai ống khói, cao trên 3m. Nhiên liệu nung gốm bằng lò cóc chủ yếu là củi gỗ và một phần than đá. Nhiệt độ trong lò lên tới trên 1.000oC.

- Phương pháp nung gốm bằng lò bầu: Lò xây bằng gạch chịu lửa, kích thước trung bình 5m x 2m, cao 1,8m, nóc cuốn hình vòm như mui bể. Một lò thường có 9 - 10 bầu kế tiếp nhau để tiết kiệm nhiên liệu. Dựng lò bầu không cần bao nung, xếp đủ sản phẩm cho một mẻ nung xong thì cửa lò phải xây kín lại. Lửa được nhóm từ cửa lũ tại bầu thấp nhất qua bầu thứ hai bằng củi theo rãnh của bầu. Bầu thứ hai đủ nhiệt thì lấp cửa lại tiếp nhiệt cho bầu thứ ba. Thực hiện lần lượt như vậy cho đến bầu cuối cùng. Nhiên liệu dựng cho lò bầu chủ yếu là củi gỗ và một phần nhỏ than đá, nhiệt độ trong lũ đạt tới 1.300oC.

Hiện nay, trong số các di tích sản xuất gốm cổ trên đất Hải Dương, chỉ còn lại hai làng gốm Cậy và Quao cũng duy trì hoạt động. Tuy nhiên, phương pháp làm gốm về cơ bản vẫn kế thừa phương pháp cổ truyền, bên cạnh đó cũng ứng dụng nhiều thành tựu tiến bộ của khoa học công nghệ như: Máy nghiền đất, hệ thống bể lọc đất có khử sắt, bàn xoay có lắp mô tơ điện, khuôn bằng gỗ hoặc thạch cao, hoa văn được vẽ bằng màu công nghiệp hoặc dán đề can có sẵn, lũ nung gốm sử dụng lò tuylen đốt bằng ga, vừa tạo ra sản phẩm với khối lượng lớn vừa thân thiện với môi trường.

Facebook Youtube Top