Giỏ hàng

Tranh gốm sứ Bát Tràng và Tranh sơn mài:những nét đẹp văn hóa

Tranh nghệ thuật từ trước đến nay luôn là món ăn tinh thần không thể thiếu trong mắt những người yêu nghệ thuật,yêu cái đẹp,đặc biệt là các gia đình muốn sắm cho mình một bức tranh để trang trí và làm đẹp cho căn nhà của mình,hay trong những không gian sang trọng và lịch sự như nhà hàng và các công ty.

Nổi bật hiện nay có thể kể tới 2 dòng tranh nổi tiếng rất được mọi người ưa chuộng đó là TRANH SƠN MÀI và TRANH GỐM SỨ BÁT TRÀNG
Cả 2 dòng tranh đều có vẻ đẹp nghệ thuật sâu sắc và làm toát lên được cái hồn,nét đẹp trong từng bức tranh.
Tranh sơn mài sử dụng các vật liệu màu truyền thống của nghề sơn như sơn then, sơn cánh gián làm chất kết dính, cùng các loại son, bạc thếp, vàng thếp, vỏ trai, v.v. vẽ trên nền vóc màu đen. Đầu thập niên 1930, những họa sĩ Việt Nam đầu tiên học tại trường Mỹ thuật Đông Dương đã tìm tòi phát hiện thêm các vật liệu màu khác như vỏ trứng, ốc, cật tre, v.v. và đặc biệt đưa kỹ thuật mài vào tạo nên kỹ thuật sơn mài độc đáo để sáng tác những bức tranh sơn mài thực sự. Thuật ngữ sơn mài và tranh sơn mài cũng xuất hiện từ đó.
 
 
 
 
Tranh gốm sứ Bát Tràng có lịch sử lâu đời và  luôn có ưu điểm đặc biệt so với các dòng tranh khác:
Đó là nguồn đất nhập từ mỏ cao lanh được pha thành hồ loãng nhờ sút (một loại chất pha), tạo dáng cho bức tranh là làm thủ công bằng tay, cùng với dòng men riêng từ loại men xanh rêu cùng với nâu và trắng cho đến men rạn với cốt gốm xốp có màu xám nâu. Do đó, tranh gốm Bát Tràng cốt dày, chắc và khá nặng, lớp men trắng thường ngả màu ngà, hơi đục. Còn tranh sứ thì lớp men trắng đều, mọng và bóng, không bị co men hay bị xuất hiện các nốt đen.
 
 
 
Tranh gốm sứ được khách hàng chọn vì trên chất liệu gốm sứ, mọi màu sắc và nét vẽ trên tranh có thể lưu lại được rất lâu, không phụ thuộc vào môi trường bên ngoài. Tiện lợi nhất là vừa có thể gắn vào khung và treo trang trí nội thất hoặc có thể dùng tranh gốm ghép trực tiếp lên tường thành một bức lớn trang trí ngoại thất.
Facebook Youtube Top