Ý nghĩa tâm linh của bộ đồ thờ gốm sứ Bát Tràng
Tín ngưỡng thờ cúng gia tiên, thần linh là nét đẹp trong văn hóa của dân tộc Việt. Mặc dù mỗi vùng miền, mỗi gia đình đều có tục thờ cúng gia tiên khác nhau nhưng tất cả đều thể hiện lòng thành tâm báo hiếu, tưởng nhớ tổ tiên, ông bà, bố mẹ,…Vì thế ban thờ bao giờ cũng được bày trí một cách chu đáo với sự trang nghiêm, tôn kính nhất. Đồng thời việc thờ cúng còn mong muốn được gia tiên, các bậc thần linh ban phước lành, phù hộ độ trì để con cháu sống đúng đạo nghĩa và gặp nhiều may mắn, tài lộc trong cuộc sống. Ngay sau đây, gốm sứ Bát Tràng – Battrang.info sẽ chia sẻ tới quý khách hàng về ý nghĩa tâm linh của mỗi bộ đồ thờ gốm sứ Bát Tràng.
Như chúng ta đã biết, bàn thờ gia tiên là để tưởng nhớ, tỏ lòng biết ơn với ông bà tổ tiên với những bộ đồ thờ phù hợp với ban thờ của mỗi gia đình. Bộ đồ thờ cho ban thờ gia tiên gồm có các món sau: Bát hương, mâm bồng, đỉnh thờ, hũ chóe, ống hương, lọ hoa, bộ ngai, lọ lộc bình.
Bát hương
Bát Hương là nơi để gia tiên, thần linh ngự về, đồng thời thể hiện sự kính hiếu của người dương đối với cõi âm. Bát hương là nơi để gắn kết người dương với người đã khuất thông qua việc thắp nhang. Khi thắp hương lên, con người ta lúc ấy trở nên trong sáng nhất, thành thực nhất. Bát hương như một sợi dây vô hình kết nối cõi âm và cõi dương khi gia chủ thành tâm thắp hương cầu nguyện thần linh, tổ tiên.
Bát hương thường được đặt ngay phía trước đỉnh đồng, bộ tam sự, bộ ngũ sự và dễ nhìn thấy nhất trên bàn thờ. Tùy theo phong tục của từng vùng miền, địa phương khác nhau mà có những cách bày trí bát hương khác nhau. Cách bố trí như sau: Bát hương Thờ Thần đặt ở giữa và bao giờ cũng phải to và cao hơn hai bát hương còn lại. Hai bát còn lại, bát hương bên trái thờ bà cô tổ, ông mãnh. Bát hương bên phải thờ gia tiên.
Chóe thờ
Trong sinh hoạt tín ngưỡng, tôn giáo của người Việt, có thể nhận thấy sự phong phú của lễ tiết, với những lễ vật cúng tế, lễ nghi được trao truyền qua nhiều thế hệ. Không thể không kể đến: Muối, gạo và nước. Đây là 3 thứ không thể thiếu và rất cần thiết trong cuộc sống của con người.
– Muối có thể coi là vật quan trọng trong việc tìm hiểu đời sống tâm linh, thế ứng xử nhân bản của con người trước những thế giới ngoài loài người.
– Gạo được coi là “Hạt ngọc của Trời” và có nguồn gốc thiêng liêng, có linh hồn. Lúa gạo là của cải, là cảnh sung túc do Trời ban và là sự tinh khiết nguyên sơ.
– Con người có thể thiếu ăn, thiếu ngủ, thiếu mặc nhưng không thể nào thiếu nước sạch. Đây là nguồn tài nguyên cần thiết và không thể thiếu trong đời sống sinh hoạt của con người.
Chính vì thế trên ban thờ thường đặt các chóe nước, chóe gạo và chóe muối. Ba chóe thờ này chỉ được thay vào mỗi dịp cuối năm.
Kỷ chén Bát Tràng
Kỷ chén dùng để đựng nước hoặc rượu được bày trí trên mỗi bàn thờ, nước còn mang lại tài lộc, vượng khí, sức sống mới cho gia chủ. Vì vậy mà trên mỗi ban thờ kỷ chén là sản phẩm không thể thiếu.
Theo tục thờ cúng của mỗi gia đình hay các vùng miền mà sự dụng kỷ chén với 3 hoặc 5 chén khác nhau như:
Nếu là 3 chén thờ: mỗi chén thờ sẽ tượng trưng sự thành tâm của gia chủ dâng lên các ngôi lần lượt là; Thần linh – Gia tiên – Bà cô Ông mãnh.
Nếu là 5 chén thờ: 3 chén chính giữa tượng trưng dâng lễ cho ngôi thần linh, 2 chén hai bên lần lượt dâng lễ cho ngôi gia tiên và bà cô ông mãnh.
Mâm bồng
Mâm bồng trên bộ bàn thờ dùng để đựng hoa quả, trầu cau, tiền mã dâng lên tiên tổ để bày tỏ lòng thành kính và sự báo hiếu đối với tiên tổ. Tuỳ theo từng gia đình và kích thước bộ bàn thờ mà có thể có 1, 2 hay 3 mâm bồng. Nếu có 3 mâm bồng thì mâm bồng ở giữa thường có kích thước to hơn hai mâm bên cạnh. Thông thường mâm bồng ở giữa dùng để đựng trầu cau, tiền mã. Mâm bồng bên trái (tức hướng Đông) dùng để đựng hoa và mâm bồng bên phải (tức hướng Tây) dùng để đựng quả.
Theo quan niệm “mặt trời mọc ở hướng đông và lặn ở hướng tây”. Vì thế khi bình minh loé rạng muôn hoa đua nở và đến khi hết một ngày của mặt trời thì kết trái. Đó chính là quy luật vận động của tự nhiên, của vũ trụ và vạn vật.
Còn nếu bàn thờ chỉ đặt một mâm bồng thì mâm bồng đó dùng để bày ngũ quả. Tuy nhiên hiện nay người ta không còn quan trọng quá về việc phải bày đủ ngũ quả. Tuỳ theo từng địa phương, từng mùa mà mỗi gia đình dâng lễ vật lên tuỳ tâm và lòng thành kính.
Nậm rượu
Nậm rượu dùng để đựng rượu với ý nghĩa hóa giải hung khí, bảo vệ sức khỏe, mang đến hạnh phúc.
Theo văn hóa người Việt, Nậm rượu là vật có thể hóa giải những hung khí, bất trắc. Đồng thời bảo vệ con cháu, bảo vệ sức khỏe và mang điều lành, bình an cho mọi thành viên trong gia đình.
Thiết kế của Nậm rượu cũng giống như bình giữ tài lộc, với miệng nhỏ bụng phình to để hút tài và giữ lộc. Do vậy, Nậm rượu trên bàn thờ còn mang ý nghĩa thu hút tài lộc, mang đến sự hưng thịnh và giàu có cho gia chủ.
Đèn thờ
Trên bàn thờ, ngoài bộ lư hương, đỉnh đồng, ngũ sự, tam sự, bát hương … thì đèn dầu cũng là một vật thờ cúng quan trọng và mang nhiều ý nghĩa nhất. Đèn dầu là nét đẹp tín ngưỡng, vừa mang ý nghĩa tâm linh, vừa mang ý nghĩa phong thủy. Do đó đèn dầu luôn được đặt ở vị trí ưu tiên trên bàn thờ ở các gia đình hoặc đình chùa để “giữ lửa” và để lấy lửa thắp hương trong các kì cúng lễ hay giỗ chạp.
Về mặt đời sống tâm linh người Việt, lửa còn có ý nghĩa như là cầu nối giữa thế giới người sống và thế giới người chết. Điều này được thể hiện rất rõ nét trong nghi thức dâng hương (thắp hương, đốt hương) của người Việt. Người Việt tin rằng nén hương khi đốt lên (có lửa) như một nhịp cầu vô hình nối kết hai thế giới hữu hình và vô hình với nhau.
Cũng theo ý nghĩa phong thủy, sử dụng ngọn đèn dầu còn coi như pháp khí bảo về ngăn không cho các năng lượng xấu , và xua đuổi tà ma, bùa chú,…giúp cho những vong linh được thờ( thần thánh, gia tiên…) không bị quấy phá hay ngăn cản không thể ngự được. Điều này sẽ làm cho gia chủ được phù trợ và lợi lộc rất nhiều.
Đũa thờ
Đôi đũa là vật dụng hết sức thân quen trên mâm cơm của người Việt, hầu như không bữa ăn nào có thể thiếu. Vượt qua ý nghĩa là đồ vật thông thường, gắn liền với đôi đũa còn là những nét văn hoá truyền thống. Khác với phương Tây dùng thìa – dĩa trong bữa ăn thì các nước Châu Á lại dùng đũa trong mâm cơm hàng ngày trong đó có Việt Nam. Đũa thờ Bát Tràng biểu tượng cho sự yêu thương, gắn kết gia đình.
Bát thờ
Bát thờ dùng để đựng cơm trên ban thờ gia tiên, với ý nghĩa tượng trưng cho sự no ấm, tròn đầy.
Bát nắp (bát sâm)
Bát nắp là sản phẩm nằm trong bộ đồ thờ gốm sứ tâm linh. Bát nắp hay còn gọi bát sâm được đặt trên ban thờ vào ngày rằm, ngày lễ tết người Việt. Có thể nói những người theo phật họ sẽ thay chén kỷ ngai để đựng nước, đựng rượu cúng mâm lễ mặn và thay vào đó sẽ có bát trà sâm bày lên trên mâm kết hợp với mâm xôi gà… tạo nên 1 mâm cúng đặc sắc đẹp mắt đầy đủ trên ban thờ để tỏ lòng thành kính lên bậc bề trên.
Lọ lục bình cắm hoa
Đôi lộc bình sứ Bát Tràng bằng gốm sứ được coi là một thú chơi tao nhã từ xa xưa, được lưu truyền tới tận ngày nay. Lộc bình tượng trưng cho sự mới mẻ, mang lại sự may mắn, phát tài phát lộc cho gia chủ, đồng thời lộc bình cũng tượng trưng cho sự bảo quản tài sản cho gia chủ, nó còn thu hút khí giữ – mang lại khí lành, điều bình an cho người sở hữu chúng.
Bộ Đồ Thờ Bát Tràng không chỉ mang ý nghĩa tâm linh mà còn thể hiện đẳng cấp và sự thành kính của gia chủ với gia tiên. Tùy theo không gian gia đình mà chúng ta lựa chọn kích thước bộ đồ thờ Bát Tràng sao cho phù hợp với những mức giá khác nhau.
Hiện nay tại chuỗi các cửa hàng gốm sứ Bát Tràng – Battrang.info có đầy đủa các mẫu đồ thờ phù hợp với mọi nhu cầu của quý khách hàng. Nếu Quý khách cần tư vấn về cách sắp xếp và chọn đồ thờ ra sao phù hợp Phong thủy, Để lại SĐT ngay, để được tư vấn Miễn Phí!
❤️Battrang.info Cam Kết :
- Hàng Bát Tràng chính hãng Nếu phát hiện hàng nhái đền 200% giá trị sản phẩm
- Hàng chất lượng tốt nhất
- Giao hàng toàn quốc
- Đổi trả nếu lỗi do nhà sản xuất bạn sẽ không mất một đồng phí vận chuyển nào !
- Đổi mẫu sản phẩm thoải mái trong vòng 5 ngày kể từ ngày bạn mua hàng .
- Mầu sắc chịu mọi thời tiết khắc nhiệt theo thời gian không phai mờ
🌍http://battrang.info
☎️ 0942211992 - 0987846706
✔️ CH1: số 115 Thuỵ Khuê, Tây Hồ, Hà Nội
✔️CH 2: số 10 ngõ 45 phố Nguyên Hồng, Đống Đa, Hà Nội
✔️CH 3: số 75 Đặng Thuỳ Trâm, Cầu Giấy, Hà Nội
✔️CH 4: số 239 Ngô Gia Tự, Hải An, Hải Phòng